Sáng 25/9, Tổ Công tác 970 (Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam trong điều kiện dịch Covid-19) - Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn trực tuyến kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên năm 2021 kết nối đến với nhiều điểm cầu trên cả nước.
Diễn đàn được tổ chức dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam,Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp và lãnh đạo các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai...
Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ luôn hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp, các tỉnh Tây Nguyên trong việc kết nối tiêu thụ nông sản.
Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum thông tin: So với các địa phương trong khu vực, quy mô, diện tích sản xuất và sản lượng nông sản của tỉnh còn khiêm tốn; tuy nhiên, tỉnh Kon Tum có những sản phẩm chủ lực mang lại giá trị cao như cà phê, cao su, sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác...Đối với tỉnh Kon Tum, năm 2021, có tổng diện tích cây trồng chính ước đạt 189.436,8 ha (tăng 4,59% so với năm 2020), tổng đàn gia súc ước đạt 267.710 con. Về sản phẩm OCOP, tỉnh đã có 109 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao, trong đó đã có 01 sản phẩm được công nhận 5 sao và 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao; các sản phẩm OCOP chủ yếu tập trung vào các nhóm sản phẩm thực phẩm, đồ uống giải khát và đa số sản phẩm được chế biến từ dược liệu do các chủ thể sản xuất là Công ty, HTX và hộ kinh doanh.
Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum thông tin: So với các địa phương trong khu vực, quy mô, diện tích sản xuất và sản lượng nông sản của tỉnh còn khiêm tốn...
Tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng; lãnh đạo Sở, ngành và doanh nghiệp tiêu biểu tại điểm cầu toàn tỉnh. Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đây là sự kiện hết sức quan trọng, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về sản xuất và tiêu thụ nông sản của tỉnh Đắk Lắk, của Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Dưới tác động của Covid-19, tỉnh Đắk Lắk được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh/thành trong cả nước, của cộng đồng doanh nghiệp. Đến nay, vấn đề tiêu thụ bơ, sầu riêng cơ bản được giải quyết. Trong đó, Sầu riêng tiêu thụ khoảng 80% (khoảng 80.000 tấn/103.000 tấn; sản lượng còn lại 20.000 - 23.000 tấn), giá cả có giảm so với năm 2020 nhưng người sản xuất vẫn có lãi. Bơ tiêu thụ khoảng 70.000 tấn / 82.000 tấn. Sản lượng bơ còn lại khoảng 10.000 tấn (chủ yếu là bơ Booth và bơ Hass).
Tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng chủ trì...
Tại Lâm Đồng, Diễn đàn có một điểm cầu chính do đồng chí Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì và các cán bộ chủ chốt của các Sở, ban ngành, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, 14 doanh nghiệp và 12 điểm cầu phụ tại các huyện, thành phố với sự tham gia của 240 doanh nghiệp tham dự diễn đàn.
Tại Lâm Đồng, Diễn đàn đã có hơn 240 doanh nghiệp tham dự...
Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông thông tin về điểm mạnh nông sản của tỉnh, những nông sản đang cần kết nối tiêu thụ.
Cụ thể như tỉnh Đắk Nông có diện tích trồng trọt lớn, trên 300.000 ha. Đối với cây ngắn ngày, từ nay đến cuối năm, sản lượng khoảng 48.000 tấn. Tỉnh có trên 207.100 ha cây công nghiệp gồm cà phê, hồ tiêu, điều, với sản lượng trên 645.600 tấn; trên 8.000 ha cây ăn quả như: bơ, sầu riêng, xoài, cam, quýt..., sản lượng khoảng 55.600 tấn.
Hiện tỉnh đang muốn kết nối với các nhà phân phối, bán hàng, tiêu thụ khoảng 9.000 tấn bơ, 15.000 tấn sầu riêng và nhiều sản phẩm OCOP hạng 3, 4 sao như cà phê, hồ tiêu, mắc ca, hạt điều...
Đồng chí Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông thông tin về điểm mạnh nông sản của tỉnh, những nông sản đang cần kết nối tiêu thụ.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cho biết: Gia Lai là tỉnh có tiềm năng và lợi thế về phát triển nông-lâm nghiệp, với hơn 800 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ, thích hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tỉnh hiện có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực có giá trị kinh tế cao như: cà phê, hồ tiêu, cao su, mì, mía, lúa, trái cây các loại; rau các loại và nhiều loại nông sản khác là nguồn nguyên liệu phong phú cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Toàn tỉnh hiện có 22 sản phẩm 4 sao và 127 sản phẩm 3 sao cấp tỉnh. Về số lượng sản phẩm OCOP, Gia Lai đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 2 khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ (sau tỉnh Quảng Nam) và đứng đầu khu vực Tây Nguyên.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cho biết: Gia Lai là tỉnh có tiềm năng và lợi thế về phát triển nông-lâm nghiệp, với hơn 800 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ.
Tại Diễn đàn, các tỉnh Tây Nguyên đã giới thiệu tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản, trong đó chú trọng những sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm đang vào vụ thu hoạch như: bơ, sầu riêng, cà phê….và sản phẩm OCOP.
Ngay trong Diễn đàn được tổ chức vào sáng 25/9, một số doanh nghiệp bao tiêu nông sản đã ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông sản 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai với chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về việc tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ luôn hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp, các tỉnh Tây Nguyên trong việc kết nối tiêu thụ nông sản. Mong muốn, các địa phương và doanh nghiệp tiếp tục tăng cường liên kết tiêu thụ, xem diễn đàn như là cầu nối kết nối giữa các nhà quản lý ở địa phương với nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp; đề nghị các tỉnh cần tiếp tục nắm chắc tình hình sản xuất nông sản để cung cấp cho Tổ công tác 970 của Bộ nhằm hỗ trợ cho các địa phương.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh; Bộ sẽ chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng những vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến, phục vụ xuất khẩu nông sản....
Thứ trưởng Nam yêu cầu các Sở NN-PTNT tiếp tục nắm đầu mối nông sản, và phải “nắm rất rõ” để kịp thời cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. “Không để tồn tại mâu thuẫn là địa phương nói còn hàng rất nhiều, nhưng doanh nghiệp lại kêu thiếu nguyên liệu sản xuất”. Với kỳ vọng đưa Diễn đàn thành ‘chợ trực tuyến’ kết nối nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định luôn hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp, địa phương chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. “Qua 2 tháng hoạt động, chúng tôi rút ra được rất nhiều bài học. Dù dịch bệnh, khó khăn khi qua trạm kiểm soát, nhưng nếu doanh nghiệp có liên kết sản xuất thì vẫn bao tiêu bình thường cho nông dân ở vùng nguyên liệu”. Đối với các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của địa phương và doanh nghiệp tại diễn đàn về phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ nông sản... Bộ sẽ chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng những vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến, phục vụ xuất khẩu nông sản....