20/04/2024 lúc 03:30 (GMT+7)
Breaking News

Điện Biên một miền văn hóa đậm đà bản sắc

VNHN - Tỉnh Điện Biên - miền đất nơi biên cương phía Tây Bắc Tổ quốc,  không chỉ là nơi hội tụ 19 dân tộc sinh sống, với 19 sắc màu văn hóa khác nhau, mà đây còn là miền đất có lịch sử phát triển lâu đời, là địa danh ghi dấu ấn lịch sử thời đại. Những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của các dân tộc Điện Biên ngày nay đã và đang được bảo tồn, phát huy, để Điện Biên xứng đáng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách bốn phương.

VNHN - Tỉnh Điện Biên - miền đất nơi biên cương phía Tây Bắc Tổ quốc,  không chỉ là nơi hội tụ 19 dân tộc sinh sống, với 19 sắc màu văn hóa khác nhau, mà đây còn là miền đất có lịch sử phát triển lâu đời, là địa danh ghi dấu ấn lịch sử thời đại. Những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của các dân tộc Điện Biên ngày nay đã và đang được bảo tồn, phát huy, để Điện Biên xứng đáng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách bốn phương.

Múa khèn xuân tại Phình Sáng - Tuần Giáo.

Nằm trên miền Tây Bắc xa xôi, nơi có đường biên giới giáp với các tỉnh Bắc Lào và Vân Nam Trung Quốc, lại có các con đường thủy, bộ tỏa đi khắp miền Đông Nam Á, Điện Biên không chỉ là vùng đất thu hút nhiều nhóm cư dân đến sinh cư, lập nghiệp, với 19 dân tộc cùng sinh sống và ngày càng gắn kết với nhau hơn mà còn được biết đến như một vùng đất cổ kính, lâu đời. Vì thế mà người dân tộc Thái khu vực Tây Bắc coi Điện Biên là chốn cội nguồn linh thiêng của mình. Các nhà khảo cổ học còn phát hiện về dấu tích của các cư dân Việt Cổ thời kỳ đồ đá và thời kỳ đồ đồng sớm, tại vùng lòng chảo Mường Thanh, và một số địa phương nằm trong vùng bán kính khoảng 100km so với khu vực này… Với lịch sử phát triển hàng nghìn năm, Điện Biên đã trải qua nhiều vận động, biến đổi. Nhưng ở thời kỳ nào nơi đây cũng là vùng đất đầy sức hút, là nơi hội tụ của nhiều nhóm cư dân, trở thành vùng đất đa dân tộc, đa sắc màu văn hóa rất đáng tự hào.

Nói đến Điện Biên cũng là nói đến vùng đất Mường Thanh với không ít những sự kiện bi hùng qua bao thế kỷ. Thường thì chính những biến động về lịch sử lại kéo theo sự thay đổi về dân cư và xã hội… Vào khoảng thế kỷ XVIII, giặc Phẻ hoành hành và người Thái trong vùng chịu mất thành, mất đất. Chính vào thời điểm ấy nghĩa quân Hoàng Công Chất từ miền xuôi kéo lên, cùng với các tù trưởng địa phương dẹp tan giặc Phẻ, xây thành Bản Phủ, giữ bình yên cho dải đất biên viễn trong nhiều năm. Đây cũng là thời điểm người dân tộc Kinh có mặt lần đầu tiên tại Điện Biên, họ là những người theo Hoàng Công Chất - thủ lĩnh áo vải người Vũ Thư, Thái Bình lên giải phóng Mường Thanh. Nhưng, sự có mặt của người Kinh đáng kể nhất là vào thế kỷ XX, từ những đợt vận động người dân miền xuôi đi xây dựng quê hương mới của Chính phủ, trong suốt thời kỳ từ sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 thắng lợi đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Những khu dân cư tập trung đông người dân tộc Kinh được xây dựng lần đầu tiên trên vùng lòng chảo Điện Biên, là các khu gia binh và tập thể nông, lâm trường quốc doanh.

Di sản văn hóa Điện Biên chính là những phong tục, tập quán, những giá trị tinh thần gắn với cuộc sống của đồng bào các dân tộc được lưu giữ từ hàng ngàn năm nay. Trong đó bao gồm cả những lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt; Lễ mừng cơm mới dân tộc Si La; Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú; Lễ hội Hạn Khuống… Di sản văn hóa tỉnh Điện Biên là nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú đã và đang được khai thác và phát huy để trở thành những sản phẩm du lịch bền vững trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương Điện Biên.

Xòe vòng - Nét đẹp văn hóa đặc trưng của  dân tộc Thái ở Điện Biên được đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Những năm gần đây, việc phát triển các tour, tuyến du lịch gắn với các văn hóa chung các dân tộc và lễ hội truyền thống được tỉnh Điện Biên và các địa phương trong tỉnh chú trọng tổ chức, vừa tạo sức bật cho du lịch Điện Biên, vừa giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống kết tinh trong từng lễ hội. Đó cũng là yếu tố góp phần tăng cường hoạt động du lịch ở điện Biên. Cụ thể, lượng khách du lịch đến với Điện Biên trong năm 2017 là hơn 600 nghìn lượt, tăng 25% so với năm 2016, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 950 tỷ đồng, tăng 33,8%. Năm 2018, chỉ tính 6 tháng đầu năm, lượng khách du lịch đến Điện Biên đã đạt 490.000 lượt, tăng 57,56% so cùng kỳ 2017. Trong đó khách quốc tế đạt 94.000 lượt, tăng 72% so cùng kỳ 2017… Năm 2019 và những năm tiếp theo, phát triển du lịch gắn với văn hóa vẫn là một xu hướng phát triển trọng tâm của hoạt động du lịch ở Điện Biên.

Để thực hiện chủ trương gắn phát triển du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc, Điện Biên đã chú trọng tuyên truyền để đồng bào giữ nguyên hiện trạng, cảnh quan, kiến trúc, trang phục truyền thống, tạo không gian văn hóa đậm đà bản sắc, thu hút du khách. Cùng với việc khôi phục nghề trồng bông, dệt vải, bà con còn hướng dẫn khách du lịch tham gia trải nghiệm dệt thổ cẩm… Thời gian tới, ngành văn hóa tỉnh Điện Biên sẽ đẩy mạnh công tác sưu tầm, khôi phục và bảo tồn, giữ gìn văn hóa vật thể, phi vật thể, những phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào các dân tộc như tiếng nói, làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, trang phục truyền thống, lễ hội, trò chơi dân gian, nhà sàn... Từ đó nâng cao hơn nữa sức hút của du lịch Điện Biên đối với khách du lịch trên cơ sở phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.

Song song với khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa, công tác bảo tồn văn hóa cũng rất cần thiết và được tỉnh Điện Biên coi trọng. Những năm qua, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng Điện Biên đã ưu tiên thực hiện nhiều dự án bảo tồn văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Ðiển hình là các dự án: Ðiều tra, nghiên cứu, bảo tồn bản truyền thống dân tộc Thái (ngành Thái đen) tại bản Che Căn, xã Mường Phăng, huyện Ðiện Biên; hỗ trợ đầu tư thôn bản có hoàn cảnh đặc biệt tại bản Phiêng Vai, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé và bản Pú Súa, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng. Cùng với đó, ngành văn hóa cũng đầu tư kinh phí nghiên cứu, phục dựng một số lễ hội dân gian các DTTS, như: Lễ hội “Cầu mưa” của dân tộc Khơ Mú, lễ “Mừng cơm mới” dân tộc Xinh Mun, xã Chiềng Sơ, huyện Ðiện Biên Ðông; lễ “Gạ ma thú” dân tộc Hà Nhì, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé… Nhiều hoạt động khác cũng được triển khai, như: bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ văn hóa xã đặc biệt khó khăn; phối hợp xây dựng văn hóa cơ sở, trang bị ô-tô chuyên dụng, cấp trang thiết bị, phương tiện hoạt động cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phương tiện tập huấn cho đội chiếu bóng lưu động phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phát triển phong trào văn nghệ quần chúng. 

Thành Bản Phủ ở Điện Biên - Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia

Thời gian tới, để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, ngoài các giải pháp về cơ chế, chính sách riêng cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS (đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ hiện có), tỉnh Ðiện Biên sẽ  dành kinh phí hỗ trợ các nghệ nhân trong việc bảo tồn, truyền dạy văn hóa dân tộc cho các thế hệ kế cận; giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có năng lực và hiểu biết về dân ca, dân nhạc, dân vũ. Quá trình đó cần có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của các cộng đồng dân cư trên địa bàn, thậm chí của cả từng dòng họ, từng gia đình và mỗi người dân…

1,

2,   phát biểu  trong buổi làm việc với TP. Điện Biên Phủ về tình hình triển khai một số nhiệm trên địa bàn

3,

4,