20/12/2024 lúc 01:04 (GMT+7)
Breaking News

Điện Biên đạt nhiều thành quả trong việc thực hiện chuyển đổi số và Đề án 06

Điện Biên cũng là một trong 29 đơn vị đầu tiên hoàn thành 100% chỉ tiêu kích hoạt tài khoản định danh điện tử (vượt kế hoạch 89 ngày); hoàn thành 100% cập nhật dữ liệu các hội vào hệ thống; số hóa dữ liệu hộ tịch, bảo hiểm xã hội... đạt 100% và được Chính phủ, các bộ, ngành đánh giá cao.

Ảnh minh họa.

Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Do vậy, Đề án này được gọi tắt là Đề án 06 và triển khai từ năm 2022. Sau 2 năm triển khai Đề án 06, tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, hoàn thành 100% thu thập, cập nhật, làm sạch dữ liệu dân cư; là một trong 19 đơn vị đầu tiên hoàn thành chỉ tiêu cấp 100% căn cước công dân (hoàn thành trước kế hoạch 64 ngày)
Điện Biên cũng là một trong 29 đơn vị đầu tiên hoàn thành 100% chỉ tiêu kích hoạt tài khoản định danh điện tử (vượt kế hoạch 89 ngày); hoàn thành 100% cập nhật dữ liệu các hội vào hệ thống; số hóa dữ liệu hộ tịch, bảo hiểm xã hội... đạt 100% và được Chính phủ, các bộ, ngành đánh giá cao.

Năm 2023 tỉnh Điện Biên đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm là "tạo lập và khai thác hiệu quả dữ liệu" từ đó chủ động xây dựng, hoàn thiện và "làm giàu" các cơ sở dữ liệu. Đồng thời đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu và mở dữ liệu để tạo ra giá trị mới.

Bên cạnh đó, đã hoàn thành xây dựng cổng dữ liệu mở, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và từng bước đưa vào khai thác các cơ sở dữ liệu dùng chung, như: Cơ sở dữ liệu về quản lý cán bộ công chức viên chức; cơ sở dữ liệu một số ngành...
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh Điện Biên, trong năm 2023, các các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm được Ban Chỉ đạo xác định là "tạo lập và khai thác hiệu quả dữ liệu" từ đó chủ động xây dựng, hoàn thiện và "làm giàu" các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu và mở dữ liệu để tạo ra giá trị mới.
Trong năm 2023, tỉnh Điện Biên đã hoàn thành xây dựng cổng dữ liệu mở, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và từng bước đưa vào khai thác các cơ sở dữ liệu dùng chung như: cơ sở dữ liệu về quản lý cán bộ công chức viên chức; cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo, lao động, thương binh và xã hội, kế hoạch và đầu tư, xây dựng...
Cũng sau hai năm triển khai, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Đề án 06 tỉnh triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ Đề án 06, qua đó đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Cụ thể: Hoàn thành 100% thu thập, cập nhật, làm sạch dữ liệu dân cư; là một trong 19 đơn vị đầu tiên hoàn thành chỉ tiêu cấp 100% căn cước công dân (hoàn thành trước kế hoạch 64 ngày).

Điện Biên cũng là một trong 29 đơn vị đầu tiên hoàn thành 100% chỉ tiêu thu nhận và kích hoạt tài khoản định danh điện tử (vượt kế hoạch 89 ngày); hoàn thành 100% việc cập nhật dữ liệu các hội vào hệ thống; hoàn thành 100% việc số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu bảo hiểm xã hội... được Chính phủ, các bộ, ngành đánh giá cao.
Đánh giá cao nỗ lực, sự chủ động khắc phục khó khăn của các ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh, đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, khẳng định kết quả chuyển đổi số và Đề án 06 đã góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế-xã hội của Điện Biên (với tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì đạt khoảng 7,1%), đưa Điện Biên vào nhóm tỉnh có tốc độ phát triển khá trong các tỉnh trung du, miền núi phía bắc (đứng thứ 4/14 tỉnh trong vùng) và đứng thứ 27/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án 06 và đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trên địa bàn, đồng chí Lê Thành Đô, đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, địa phương phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu tích cực chỉ đạo, vào cuộc triển khai Đề án 06 và chuyển đổi số. Trong đó cần đổi mới tư duy với những cách làm mới, hiệu quả, thực chất và mang tính “đột phá, tạo sự khác biệt” để thực hiện hiệu quả Đề án 06, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Tại Hội nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen cho 14 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số và hai năm thực hiện Đề án 06.

 

Vũ Nhật