22/11/2024 lúc 22:06 (GMT+7)
Breaking News

Đề xuất cơ chế xác định giá cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Theo đó, đối với điện gió, công suất các dự án điện gió đã bổ sung quy hoạch là 11.921MW. Các dự án đã ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) là 146 dự án, với tổng công suất là 8.171,475 MW.

Theo đó, đối với điện gió, công suất các dự án điện gió đã bổ sung quy hoạch là 11.921MW. Các dự án đã ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) là 146 dự án, với tổng công suất là 8.171,475 MW.

Đề xuất cơ chế xác định giá cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Bộ Công Thương vừa qua đã có báo cáo số 17/BC-BCT ngày 27/1/2022 gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xác định giá bán điện gió, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp, hay nói cách khác là các dự án chưa kịp vận hành thương mại để được hưởng cơ chế giá cố định (giá FIT).

Các dự án, phần dự án vào vận hành thương mại (COD) trong giai đoạn 2011 đến hết ngày 31/10/2021 là 84 dự án, với tổng công suất là 3.980,265 MW. Trong số này có 15 dự án COD một phần với tổng công suất đã COD là 325,15 MW, tổng công suất chưa COD là 1.031,10 MW.

Đối với điện mặt trời, công suất các dự án điện mặt trời đã bổ sung quy hoạch là 15.400 MW.

Các dự án, phần dự án đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công nhận ngày vận hành thương mại (COD) đến hết ngày 31/12/2020 là 148 dự án, với tổng công suất 8.652,9 MW.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, nhiều dự án điện gió, điện mặt trời trong quy hoạch phát triển điện lực, đã có nhà đầu tư, đã và đang triển khai đầu tư nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các dự án này không kịp mốc thời gian được áp dụng cơ chế giá bán điện cố định (giá FIT) quy định tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 26/6/2011 quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện gió tại Việt Nam.

Do đó, Bộ Công Thương cho rằng cần có cơ chế xác định giá bán điện phù hợp với quy định hiện hành đối với các dự án này.

Tại báo cáo, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương tạm dừng cấp Chủ trương đầu tư đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã có trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia nhưng chưa triển khai đến thời điểm hiện nay (ngày 26/1/2022) để chờ kết quả rà soát trong quá trình xây dựng hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đối với các dự án trong quy hoạch được phê duyệt, đã có Chủ trương đầu tư đến thời điểm hiện này (ngày 26/1/2022) và chưa đủ điều kiện áp dụng cơ chế giá bán điện FIT quy định tại Quyết định 13, Quyết định 39, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng cho phép chủ đầu tư được đàm phán với EVN để xác định giá mua bán điện nằm trong khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành và ký hợp đồng mua bán điện với EVN theo quy định của Bộ Công Thương (Quy trình xây dựng khung giá, đàm phán hợp đồng, ký kết hợp đồng mua bán điện thực hiện theo quy định hiện hành).

Đồng thời, đề nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương xây dựng và ban hành Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện và phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện đối với các dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió nói trên.