15/01/2025 lúc 12:37 (GMT+7)
Breaking News

Đắk Nông: Tổ tiết kiệm và vay vốn huyện Đắk R’Lấp nâng cao chất lượng hoạt động

Tổ tiết kiệm và vay vốn là nơi tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để SXKD, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống. Tổ gồm tối đa 60 tổ viên; trong đó, Tổ trưởng là người điều hành hoạt động của tổ, có năng lực, khả năng ghi chép, sổ sách và thực hiện công tác bình xét cho vay, tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc thu nợ, thu lãi… của các tổ viên.

Tổ tiết kiệm và vay vốn là nơi tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để SXKD, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống. Tổ gồm tối đa 60 tổ viên; trong đó, Tổ trưởng là người điều hành hoạt động của tổ, có năng lực, khả năng ghi chép, sổ sách và thực hiện công tác bình xét cho vay, tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc thu nợ, thu lãi… của các tổ viên.

Tổ tiết kiệm và vay vốn được ví như “cánh tay nối dài” của NHCSXH chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Do đó, thời gian qua, Phòng giao dịch NHCSXH Huyện Đăk R’Lấp, thường xuyên thực hiện việc củng cố nâng cao chất lượng tín dụng mà trong đó công tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn được ưu tiên hàng đầu. 

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Tổ TK&VV luôn có mặt tại các điểm giao dịch tại các xã nhằm kịp thời hỗ trợ cho người dân.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã tham mưu Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện là Chủ tịch UBND các xã, Thị trấn chỉ đạo Trưởng thôn, bon, tổ dân phố phối hợp với tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã tổ chức các buổi họp Tổ TK&VV để sắp xếp, chấn chỉnh tồn tại trong hoạt động Tổ. Tại các buổi họp Tổ này bên cạnh việc tuyên truyền về lợi ích của việc tiết kiệm của Tổ viên để thống nhất biểu quyết thống nhất của toàn thể tổ viên tổ TK&VV về mức thực hành tiết kiệm tối thiểu hàng tháng đồng thời thống nhất việc sử dụng tiết kiệm để dành trả tiền gốc khi số dư tiết kiệm từ 10% trở lên so với nợ gốc. Căn cứ kết quả cuộc họp, Cán bộ tín dụng tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã giao chỉ tiêu tăng trưởng tiết kiệm cho từng Tổ TK&VV và Hội đoàn thể nhận ủy thác làm cơ sở để đánh giá, bình xét và khen thưởng hàng tháng và cuối năm. 

Từ những nỗ lực trên, hoạt động tiết kiệm của Tổ viên Tổ TK&VV đã dần đi vào nề nếp do tổ viên hiểu rõ lợi ích của việc thực hành tiết kiệm.

Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ. Trong đó, tập trung các giải pháp như: thay thế, kiện toàn Tổ trưởng có năng lực yếu; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức hội nhận ủy thác; đảm bảo số thành viên của 1 tổ không vượt quá 60 người…Cùng với đó, công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Tổ tiết kiệm và vay vốn được các Phòng giao dịch đặc biệt quan tâm. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn ngày càng được nâng lên. Từ những nỗ lực trên, hoạt động tiết kiệm của Tổ viên Tổ TK&VV đã dần đi vào nề nếp do tổ viên hiểu rõ lợi ích của việc thực hành tiết kiệm, thống nhất việc thực hành và sử dụng tiết kiệm thông qua quy ước và kết quả cụ thể: tính đến 31/8/2021 tỷ lệ số tổ viên thực hành tiết kiệm hàng tháng đạt 90% với mức tiết kiệm hàng tháng từ 70.000 đồng trở lên; Số dư tiết kiệm tổ viên Tổ TK&VV đạt 20.170 triệu đồng, tăng 2.687 triệu đồng so với đầu năm 2021.

Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH huyện Đắk R'Lấp, ông Mai Văn Nam cho biết: Để nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ tiết kiệm và vay vốn, được sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH tỉnh, hàng tháng đơn vị đều thực hiện phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở rà soát cập nhật thông tin của các tổ như: trình độ, tuổi tác, năng lực của các Tổ trưởng; số thành viên của tổ… để thực hiện củng cố, kiện toàn và báo báo cáo những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện với chính quyền địa phương, Trưởng Ban đại diện NHCSXH huyện để có được sự chỉ đạo kịp thời.

Kịp thời hỗ trợ người dân trong hoạt động vay vốn...

Hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn đã tác động tích cực đến nhận thức của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ vươn lên, tạo được tính cộng đồng, có sự tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Đồng thời, các Tổ tiết kiệm và vay vốn còn là kênh dẫn vốn trực tiếp, hiệu quả đến tận cơ sở, giúp NHCSXH chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng và thực hiện một số công việc được NHCSXH ủy nhiệm, như: Họp bình xét cho vay; giám sát việc sử dụng vốn vay; theo dõi, đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn; tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm, nhằm tạo thói quen tiết kiệm tích lũy trả dần nợ gốc; thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng; phối hợp xử lý nợ tồn đọng, nợ rủi ro… hiệu quả.

Việc chú trọng củng cố, kiện toàn các Tổ tiết kiệm và vay vốn đã góp phần giúp Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đắk R'Lấp quản lý tốt nguồn vốn vay. Qua đó, nguồn vốn được đưa kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, dư nợ các chương trình đạt cao, chất lượng tín dụng được nâng lên. Đến 31/8/2021, tổng dư nợ các chương trình của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đắk R'Lấp đạt trên 383 tỷ đồng với 12.282 khách hàng đang vay vốn; trong đó một số chương trình có dư nợ cao như chương trình Hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 115 tỷ đồng; Hộ mới thoát nghèo: 49,5 tỷ đồng; Hộ cận nghèo 41,6 tỷ đồng; Hộ nghèo 32,8 tỷ đồng; Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn: 77,1 tỷ đồng... số tổ TK&VV không có nợ quá hạn chiếm 95%; số tổ TK&VV tốt chiếm tỷ lệ 95%, không có tổ TK&VV trung bình, yếu kém.