13/11/2024 lúc 02:32 (GMT+7)
Breaking News

Công ty giám định tính kiện Grab vì phát ngôn thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tín công ty này

VNHN - Chủ tọa phiên tòa thẩm phán Lê Công Tọa công bố thông tin là Công ty cổ phần Thẩm định - Giám định Cửu Long đang xem xét khởi kiện Grab vì phát ngôn với những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín công ty này. 

VNHN - Chủ tọa phiên tòa thẩm phán Lê Công Tọa công bố thông tin là Công ty cổ phần Thẩm định - Giám định Cửu Long đang xem xét khởi kiện Grab vì phát ngôn với những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín công ty này. 

Công ty giám định tính kiện Grab vì phát ngôn thất thiệt gây ảnh hưởng uy tín đến công ty này

Chiều 23/11, Tòa án nhân dân TP. HCM tiếp tục mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (sở hữu thương hiệu taxi Vinasun) kiện bị đơn là Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam (Grab) đòi bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng. 

Hội đồng xét xử (HĐXX) đã dành thời gian cho phía Vinasun và Grab tranh luận xoay quanh yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 41,2 tỷ đồng.

Theo đó, phía Vinasun giữ nguyên quan điểm đã trình bày, yêu cầu Grab bồi thường thiệt hại. Vinasun hoàn toàn đồng ý kết quả giám định và văn bản giải thích của Công ty cổ phần Thẩm định - Giám định Cửu Long (Công ty Cửu Long) - đơn vị được Tòa án chỉ định giám định độc lập về thiệt hại mà Grab gây ra cho Vinasun.

Vinasun cho rằng có đủ bằng chứng khẳng định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, không phải doanh nghiệp kinh doanh công nghệ như đề án 24. Về thiệt hại thực tế của Vinasun, các báo cáo đều đưa ra số liệu thiệt hại của Vinasun bắt nguồn từ nguyên nhân Grab, Uber tham gia kinh doanh vận tải. 

Theo chứng thư giám định, Vinasun thiệt hại 158,6 tỷ đồng, trong đó thiệt hại do Grab gây ra là 85,9 tỷ đồng. Tuy các báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường liệt kê các loại thiệt hại khác nhau nhưng có điểm chung là Vinasun có thiệt hại thực tế. 

Các báo cáo này cũng chỉ rõ nguyên nhân các thiệt hại của Vinasun là do có sự xâm nhập thị trường vận tải của Grab, Uber, trong đó Grab chiếm 54,2%. Nguyên đơn cho rằng số liệu thiệt hại thực tế còn lớn hơn 41,2 tỷ.

Từ đây cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của Grab với thiệt hại của Vinasun. Chính bởi sự xâm nhập trái pháp luật của Grab vào thị trường taxi, các chương trình khuyến mãi tràn lan, cuốc xe 0 đồng của doanh nghiệp này đã khiến khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của Grab, gây thiệt hại cho Vinasun. Theo Vinasun, đến nay trên địa bàn TP. HCM đã có 5 đơn vị kinh doanh taxi ngừng hoạt động. 

"Không có tình tiết nào mới làm thay đổi yêu cầu khởi kiện của Vinasun. Do đó yêu cầu HĐXX chấp nhận toàn bộ việc khởi kiện của chúng tôi", luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn trình bày.

Cũng theo luật sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Vinasun, trước phiên tòa này, ngày 13/11, chính một công ty công nghệ khác là Công ty cổ phần FastGo Việt Nam (chuyên ứng dụng dịch vụ công nghệ gọi xe) cũng đã có công văn cung cấp thông tin gửi đến HĐXX Tòa án nhân dân TP. HCM. 

Trong đó, FastGo nhấn mạnh các sai phạm của Grab và cho rằng Grab là đơn vị kinh doanh vận tải vì đã quyết định về: "Giá cước - Điều hành cuốc khách - Độc quyền dịch vụ - Ép buộc khách hàng”, các luận điểm và thông tin FastGo cung cấp đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và hoàn toàn khách quan.

Phát biểu bổ sung, ông Trương Đình Quý, Phó Tổng giám đốc Vinasun mong tòa sẽ có bản án công minh, không vì sự lơi lỏng của cơ quan quản lý nhà nước mà bóp méo mô hình kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lách thuế, trốn thuế...

Về phía Grab, doanh nghiệp này không đồng tình với quan điểm của nguyên đơn khi cho rằng chính sự xâm nhập thị trường của Grab gây thiệt hại cho Vinasun. Bị đơn vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng nội dung vụ kiện không thuộc thẩm quyền xét xử của vụ án. 

Kết thúc phần tranh luận của hai bên, HĐXX đề nghị hai bên xem lại quy định về giám định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Giám định tư pháp. Xét thấy vẫn chưa đủ cơ sở để ra phán quyết nên tòa tạm dừng, đến ngày 30/11 tới sẽ tiếp tục xét xử.

Tại tòa, chủ tọa phiên tòa thẩm phán Lê Công Toại đã công bố văn bản của Công ty Cửu Long gửi tòa án. Theo đó, công ty này cho biết khi đại diện Công ty Cửu Long có mặt theo triệu tập của tòa thì phía Grab xin hoãn và vắng mặt.

Nhưng tại phiên tòa, phía Grab nhiều lần cho rằng các báo cáo, kết luận của Công ty Cửu Long là không chính xác. Theo Công ty Cửu Long, phía Grab đã nêu nhiều thông tin không đúng về các báo cáo, kết quả giám định của công ty này, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Công ty Cửu Long. 

Hiện nay, nhiều khách hàng đã yêu cầu công ty giải thích về vấn đề này. Đồng thời, Công ty Cửu Long cho biết đang cân nhắc đến việc bảo vệ uy tín, danh dự của mình bằng pháp luật.

Trước đó, vào chiều 23/10, đại diện Viện kiểm sát nhận định dựa vào chứng cứ có trong hồ sơ và kết quả tranh tụng tại tòa, đủ cơ sở chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun, buộc Grab phải bồi thường một lần hơn 41,2 tỷ đồng cho thiệt hại phát sinh do các hành vi của Grab gây ra cho Vinasun./.