16/01/2025 lúc 01:59 (GMT+7)
Breaking News

Cơ hội và thử thách của các Trường Đại học, Sinh viên Việt Nam trước CMCN 4.0

VNHN - Với Việt Nam, cuộc CMCN 4.0 sẽ như một làn gió mới và hiện cuộc cách mạng này đã đến. Việc trở thành con người của CMCN 4.0, có khả năng làm chủ bản thân mình và làm chủ cuộc CMCN 4.0 này hay trở thành nạn nhân của nó lại phụ thuộc phần lớn vào chương trình giáo dục, những chương trình được thiết kế ra ngày hôm nay để đào tạo con người làm chủ xã hội, làm chủ nền kinh tế - kỹ nghệ của 15, 20 năm sau nữa.

VNHN - Với Việt Nam, cuộc CMCN 4.0 sẽ như một làn gió mới và hiện cuộc cách mạng này đã đến. Việc trở thành con người của CMCN 4.0, có khả năng làm chủ bản thân mình và làm chủ cuộc CMCN 4.0 này hay trở thành nạn nhân của nó lại phụ thuộc phần lớn vào chương trình giáo dục, những chương trình được thiết kế ra ngày hôm nay để đào tạo con người làm chủ xã hội, làm chủ nền kinh tế - kỹ nghệ của 15, 20 năm sau nữa.

Trong bài phát biểu tại trường ĐH Harvard, Mark Zuckerberg đã nhắn gửi đến các sinh viên khóa 2017 rằng: "Thế hệ của chúng ta sẽ phải đối mặt với việc hàng chục triệu việc làm bị thay thế bởi tự động hóa như xe hơi và xe tải tự lái".

Ông chủ Facebook còn chia sẻ: "Các bạn đang tốt nghiệp ở một thời điểm mà mục đích sống trở nên đặc biệt quan trọng. Khi bố mẹ của chúng ta tốt nghiệp, mục đích sống chắc chắn phụ thuộc vào công việc, nhà thờ và cộng đồng. Nhưng ngày nay, công nghệ và tự động hóa đang làm mất đi rất nhiều việc làm. Số thành viên trong các cộng đồng giảm. Nhiều người cảm thấy lạc lõng và đang phải cố gắng để lấp đầy khoảng trống vô nghĩa đó".

Tỷ phú Zuckerberg cũng gợi ý cho các bạn trẻ hãy tìm ra ý nghĩa công việc và mục tiêu trong nền kinh tế tự động hóa mới. "Thế hệ các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào một thế giới cần có mục tiêu mà bạn là người tạo ra chúng... Nói về những dự án đầy ý nghĩa là điều đầu tiên chúng ta có thể làm để tạo nên một thế giới nơi mà tất cả mọi người đều đó mục đích của riêng mình. Sau đó chúng ta cần đánh giá lại sự bình đẳng dành cho tất cả mọi người quyền tự do họ cần để theo đuổi mục tiêu. Nhiều bố mẹ của chúng ta đã có một công việc ổn định trong suốt con đường sự nghiệp của họ". Những bạn trẻ ngày hôm nay sẽ cần tự tạo ra con đường cho mình, chúng ta được tự do sai lầm và sửa sai.

Bill Gates - Tỷ phú sáng lập Microsoft trước đó cũng có một vài cảnh báo tới các bạn trẻ. Ông nói trí thông minh nhân tạo sẽ có một tác động lớn. Tỷ phú Gates cho rằng 50 năm trước nhân vật Benjamin Braddock trong bộ phim "The Graduate" chỉ dùng một từ "nhựa" để khuyên đến các bạn trẻ, ngày nay ông ấy nên thay bằng "robot".

Khoảng 65% người Mỹ dự kiến trong vòng 50 năm, robot và máy tính sẽ "gần như chắc chắn" là được hầu như tất cả những công việc của con người

Theo một báo cáo gần đây được thực hiện bởi Forrester Research, trong 10 năm tới, robot sẽ tạo ra 15 triệu việc làm mới ở Mỹ, kết quả trực tiếp của việc này là tự động hóa và trí thông minh nhân tạo sẽ chiếm 10% thị trường lao động. Cùng lúc đó, robot sẽ giết chết 25 triệu việc làm. Do đó, tỷ phú Gates đã đúng. Báo cáo của Pew Research Center cho thấy trí thông minh nhân tạo và tự động hóa đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi, giống như những gì máy tính đã làm trong những năm 1980 và đồ nhựa đã làm 30 năm trước. Theo một thống kê độc lập của PwC, khoảng 38% việc làm ở Mỹ đang có "nguy cơ cao" bị thay thế bởi robot và trí thông minh nhân tạo trong vòng 15 tới, cao hơn Đức (35%) và Anh (30%).

Các nhà kinh tế nhận định những việc làm lương thấp dễ bị robot thay thế nhất. Theo một báo cáo của Nhà Trắng năm ngoái, 83% tự động hóa sẽ thay thế những việc làm được trả lương 20 USD/giờ và 31% robbot sẽ thay thế công việc được trả lượng từ 30-40 USD/giờ. Việc làm có mức lương trên 40 USD/giờ chỉ bị khả năng thay thế 4%. Và tất nhiên, kỹ sư robot sẽ không thể bị thay thế bởi robot.

Theo tỷ phú Bill Gates, sinh học và năng lượng là hai ngành nhiều tiềm năng mà thế hệ sinh viên 2017 nên đặt cược. Khai thác và sản xuất năng lượng chiếm dụng khoảng 6,4 triệu lao động Mỹ và việc làm trong ngành này năm 2016 tăng khoảng 5% so với năm trước. Ngành sinh học chiếm dụng 1,7 triệu lao động ở Mỹ và số việc làm trong ngành này mỗi năm tăng khoảng 10%.

Và hôm nay, Bill Gates đã đề xuất với chính phủ nên bắt đầu đánh thuế robot giống như cách chúng ta đánh thuế người lao động bình thường:

“Chúng ta đang bước qua giai đoạn thay đổi chớp nhoáng, rất nhiều công việc truyền thống đều bị thay thế cùng một lúc. Vì vậy, bạn biết đấy, công việc dọn kho, lái xe, dọn phòng và các công việc tương tự, chắc chắn sẽ biến mất trong 20 năm tới.”– ​​Bill Gates

“Tự động hóa trong nhà máy đã dần dần thay thế con người các công việc sản xuất truyền thống và sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo có khả năng lấn sang những công việc trung lưu chỉ còn lại công việc bảo dưỡng, sáng tạo hoặc giám sát.” Stephen Hawking

Dưới đây là lời của Elon Musk - người đã sáng lập SpaceX và đồng lập Tesla Motors và PayPal tại Hội nghị cao cấp Chính phủ thế giới diễn ra tại Dubai:

“Đối phó với thất nghiệp hàng loạt? Đây là thách thức lớn của xã hội. Sẽ ngày càng ít công việc mà robot làm không tốt bằng con người. Đây không phải là điều mà tôi mong muốn xảy ra. Chỉ đơn giản là tôi nghĩ nó sẽ đến sớm thôi.” 

Công việc đang biến mất nhanh hơn nhiều so với những gì mà bạn có thể tưởng tượng. Trong năm 2013, các nhà hoạch định chính sách lờ đi lời cảnh báo của hai nhà kinh tế học Oxford rằng 45% của tất cả việc làm ở Mỹ có thể được tự động biến mất trong vòng 20 năm tới. Nhưng ngày hôm nay điều đó đã trở thành sự thật mà không thể tránh khỏi.

Với Việt Nam, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 sẽ như một làn gió mới và hiện cuộc cách mạng này đã đến. Việc trở thành con người của CMCN 4.0, có khả năng làm chủ bản thân mình và làm chủ cuộc CMCN 4.0 này, hay trở thành nạn nhân của nó, lại phụ thuộc phần lớn vào chương trình giáo dục, những chương trình được thiết kế ra ngày hôm nay để đào tạo con người làm chủ xã hội, làm chủ nền kinh tế - kỹ nghệ của 15, 20 năm sau nữa.

Trong phạm vi bài viết này, trên quan điểm những thay đổi của thế giới chỉ đề cập đến một phần nhỏ đó là các trường Đại học và sinh viên và DN cần làm gì trước những thay đổi của khoa học kỹ thuật, trước cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra.

Các trường đại học:

Việt Nam nên nhanh chóng thử nghiệm và triển khai mô hình đại học (ĐH) thông minh 4.0 trong những dự án thí điểm. Cụ thể là xây dựng những công cụ thông minh, gồm cả công cụ quản lý đại học và chăm sóc sinh viên dựa trên thẻ thông minh, phần mềm trí tuệ nhân tạo, bản địa hóa kho tài liệu học và đẩy mạnh liên kết quốc tế.

Các trường Đại học cần chuẩn bị và chủ động để ứng phó với những thách thức

Mỗi trường ĐH nên có 1 trung tâm hay 1 ban dự án về Giáo dục 4.0 nhằm chuẩn bị chủ động đối phó với thách thức và nắm bắt kịp thời cơ hội mà CMCN 4.0 đưa đến, đặc biệt là cơ hội khởi nghiệp cho doanh nghiệp xã hội. Bởi vì, cải cách theo hướng GD 4.0 mới đáp ứng nhu cầu và tính cạnh tranh cao của nguồn nhân lực cho xã hội và đó mới là xu hướng của thời đại toàn cầu.

CMCN 4.0 sẽ đặt các trường ĐH đứng trước thách thức rất lớn, cạnh tranh nguồn lực chất lượng cao không chỉ trong nước mà nó còn mang tính toàn cầu. Người lao động lúc này phải có tư duy sáng tạo, có khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục trong thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế, tránh nguy cơ bị mất việc làm.

Do đó, để có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường, các trường ĐH cần giảng dạy những kiến thức tích hợp giữa nhiều kiến thức, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tự học, biết cách tìm hiểu và tra cứu tài liệu, biết cách xử lý thông tin để trở thành tri thức của mình.

Các trường ĐH nên liên danh với DN lớn để hình thành mô hình ĐH mới - ĐH doanh nghiệp. Thay đổi tư duy quan điểm “dạy những gì giới học thuật sẵn có” sang cách “dạy những gì thị trường cần, DN cần”.

Các trường đại học cần đẩy mạnh kênh thông tin truyền thông để sinh viên, nghiên cứu sinh chủ động nắm bắt cơ hội, lựa chọn chương trình học phù hợp vị trí đào tạo, nghiên cứu khoa học hoặc theo công việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, mọi hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học sẽ đối mặt yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới trong tương lai. 

Đối với việc đào tạo Thạc sỹ, đây sẽ là một quá trình tư duy lại và nâng tầm cao hơn một bậc về nhận thức so với việc đào tạo đại học trước đó. Đối với việc đào tạo tiến sỹ, cần đòi hỏi người học phải có khả năng nhận thức và lý luận chuyên sâu về một chuyên ngành nào đó.

Triển khai mô hình GD mới như phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo, phòng thí nghiệm, thư viện ảo… dưới sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh; tạo điều kiện và yêu cầu sinh viên từ năm thứ 3 phải tham gia các nhóm nghiên cứu, và các đề tài này phải gắn liền với giải quyết một vấn đề cụ thể trong chuyên môn, hoặc hoặc trong đời sống kinh tế, xã hội...

Về mặt quản lý, các cơ sở GD cần chuyển hướng dần sang tự chủ trong tổ chức và hoạt động, chủ động tìm kiếm các nguồn lực đầu tư bên ngoài, mở rộng các hoạt động đầu tư liên danh, liên kết trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học. Gỡ bỏ các rào cản để hướng sự đầu tư của các thành phần kinh tế vào GD đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển đất nước.

Giảng viên chỉ đóng vai trò là người chỉ dạy, định hướng kiến thức, chuẩn hóa và chi tiết hóa về nhận thức cho sinh viên, chỉ dẫn cho sinh viên con đường tiếp cận kiến thức được nhanh nhất, chuẩn nhất và chính xác nhất. Nghĩa là, nhằm phát huy cao độ những tiềm năng con người và tập trung phát triển nhiều vào các kỹ năng hành nghề.

Thực tế đòi hỏi ngành giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải. Tất cả tạo ra bức tranh giáo dục đào tạo sinh động mà các phương thức truyền thống chắc chắn sẽ không thể đáp ứng.

Hiện nay, hình thức đào tạo trực tuyến như MOOC (Massive Open Online Course), Udemy, Coursera, Lynda, Udacity... có thể sẽ ngày càng trở nên thịnh hành hơn. Cơ sở đào tạo với những chương trình học được cập nhật hay hợp tác sâu rộng với giới công nghệ trong đào tạo và nghiên cứu sẽ có ưu thế trong việc thu hút người học.

Đối với sinh viên:

Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới mô hình nhà trường là giải pháp rất cần thiết. Cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình đào tạo "những gì thị trường sẽ cần". Qua đó đặt ra câu hỏi Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị nói riêng sẽ được tiếp cận như thế nào với nền khoa học Công nghiệp 4.0?

Các bạn sinh viên cần chuẩn bị những gì để đón cơ hội từ CMCN 4.0?

Thời đại ngày nay đòi hỏi những con người có năng lực tư duy và sáng tạo, đổi mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. Đây cũng là những kỹ năng mà sinh viên Việt Nam đang thiếu nhiều nhất. Để giải quyết vấn đề này, Giáo dục  4.0 sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả mà Giáo dục đại học cần triển khai.

Từ sự thay đổi của các trường Đại học, cách học của sinh viên cần có sự thay đổi vì đã chuyển từ trạng thái học nhằm để được trang bị kiến thức sang phát huy các năng lực và phẩm chất toàn diện của người học. Do đó, cách học của các sinh viên sẽ là sự tự tìm tòi kiến thức, phát huy cao độ sự tự học, tự tìm kiếm kiến thức và phát huy những khả năng tư duy.

Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp này, các bạn sinh viên bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng, khả năng ngoại ngữ, các bạn trẻ cần thay đổi tư duy theo hướng tiếp cận mới
phải có được tri thức về công nghệ thông tin  mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa. Quan trọng nhất là các bạn biết mình đến đâu với mục đích gì. Giấc mơ là nơi bắt đầu. Các bạn lưu ý chọn giấc mơ đừng nặng quá nhưng cũng đừng nhẹ quá để mình đi được con đường dài”.