26/11/2024 lúc 21:43 (GMT+7)
Breaking News

Chung tay hoàn thiện "siêu quy hoạch"

VNHN-Là một trong số những dự án luật có tác động sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, Luật Quy hoạch sau hơn nửa năm có hiệu lực đang gặp phải những vướng mắc trong thực thi. Ðiều đó đòi hòi phải có những quyết sách kịp thời để luật có thể đi vào đời sống.

VNHN-Là một trong số những dự án luật có tác động sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, Luật Quy hoạch sau hơn nửa năm có hiệu lực đang gặp phải những vướng mắc trong thực thi. Ðiều đó đòi hòi phải có những quyết sách kịp thời để luật có thể đi vào đời sống.

Xử lý tình thế?

Lý giải cho việc vì sao phải đề xuất tạm dừng thực hiện một số quy định của Luật Quy hoạch, Thứ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư (KH&ÐT) Vũ Ðại Thắng cho biết: Ðây là giải pháp xử lý tình thế nhằm tháo gỡ một số vướng mắc trong việc triển khai thực hiện những quy hoạch đã có trước khi các quy hoạch mới được lập. Ðiều này giúp bảo đảm việc điều hành của Chính phủ, địa phương diễn ra một cách liên tục cho đến khi các quy định mới được thông qua.

Thứ trưởng Vũ Ðại Thắng nhấn mạnh: "Luật Quy hoạch là đạo luật rất tiến bộ, có phạm vi ảnh hưởng, tác động lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, trong quá trình sửa đổi Luật Ðầu tư, Luật Doanh nghiệp, chính Bộ KH&ÐT cũng đang bám sát vào tinh thần cởi mở, hiện đại của luật này. Chẳng hạn, đối với các dự án đã nằm trong quy hoạch, sẽ bỏ qua bước chấp thuận chủ trương đầu tư. Ðây là bước đi quan trọng trong tiến trình cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm thủ tục với nhà đầu tư, doanh nghiệp".

Nhìn lại tiến trình xây dựng, thông qua Luật Quy hoạch mới thấy sự kỳ công của các cơ quan soạn thảo, thẩm tra và toàn thể Quốc hội. Luật Quy hoạch được chuẩn bị từ Quốc hội khóa 13, chuyển sang Quốc hội khóa 14 và phải qua ba kỳ họp, đến cuối năm 2017 mới được thông qua. Ngày 1-1-2019, Luật mới chính thức có hiệu lực (muộn hơn thông lệ 6 tháng để có đủ thời gian chuẩn bị thực thi).

Tuy nhiên, kể từ khi có hiệu lực, đã phát sinh một số vướng mắc trong quá trình thực thi Luật Quy hoạch. Có những quy hoạch đã được lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, nay sẽ phải làm theo trình tự mới quy định tại Luật Quy hoạch, dẫn đến mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, Luật Quy hoạch không cho phép điều chỉnh quy hoạch cục bộ, dẫn đến không bảo đảm sự linh hoạt trong quá trình điều hành của các địa phương. Thêm nữa, kể từ thời điểm Luật Quy hoạch có hiệu lực,

quy định có liên quan các quy hoạch tại các luật chuyên ngành cũng đồng thời hết hiệu lực, khiến không còn căn cứ pháp lý để thực hiện các quy hoạch này; làm một số bộ, ngành, địa phương lúng túng…

Cũng xin nhắc lại, để thực thi luật, sau khi rà soát, lọc đi lọc lại nhiều lần, có 48 đạo luật khác đã được điều chỉnh, bổ sung bằng hai đạo luật sử dụng kỹ thuật "dùng một luật sửa nhiều luật". Vậy mà, có lẽ những tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của dự án luật này vẫn chưa được đánh giá hết trước khi thực thi. Ðây là một bài học, không chỉ trong công tác xây dựng pháp luật, mà cả trong chỉ đạo điều hành thực thi pháp luật.

Khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia

Với việc ban hành Nghị định số 37 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quy hoạch được ban hành ngày 7-5-2019 (dù muộn hơn đáng kể so quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật), nhiều vướng mắc kể trên có thể đã được tháo gỡ phần nào.

Cũng theo thông tin từ Bộ KH&ÐT, hiện bộ này đã chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của bốn Pháp lệnh có liên quan quy hoạch; xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về Danh mục quy hoạch tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy định chuyển tiếp quy hoạch theo Nghị quyết số 74/2018/QH14 của Quốc hội. Ðồng thời, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ (quy hoạch sản phẩm); tổng hợp, báo cáo Hội đồng Quy hoạch quốc gia về danh sách các quy hoạch tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng…

Bên cạnh đó, bộ đang triển khai hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia; hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, địa phương và các đơn vị/cơ quan liên quan cập nhật thông tin dữ liệu quốc gia về quy hoạch lên trang web "quyhoachquocgia.mpi.gov.vn" và ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 08/2019/TT-BKHÐT hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch.

Song, để Luật Quy hoạch thật sự đi vào cuộc sống, vẫn còn rất nhiều thách thức. Việc đầu tiên phải kể đến là yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia. Theo Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương

Hoa, Luật Quy hoạch đã nêu rõ: Các quy hoạch "cấp dưới" phải tuân thủ quy hoạch tổng thể quốc gia. Tuy nhiên, quy hoạch tổng thể quốc gia lại chưa được xây dựng, do đó không có căn cứ để xây dựng kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Trong khi đó, hiện có năm địa phương chưa phê duyệt được quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh…

Tin vui là giữa tháng 6, Hội đồng Quy hoạch quốc gia dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng đã chính thức nhóm họp để bàn thảo kế hoạch tổ chức triển khai lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan tích cực nghiên cứu, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Ðầu tư xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, để trình Hội đồng Quy hoạch quốc gia, Chính phủ xem xét trong tháng 12-2019.

Ðể xây dựng thành công quy hoạch tổng thể quốc gia, cũng như bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chắc chắn cần có nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và sự tham gia của người dân. Vì "siêu sản phẩm quy hoạch" này bao gồm cả việc phân vùng và liên kết vùng; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế…