15/11/2024 lúc 16:36 (GMT+7)
Breaking News

Chú trọng truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi lợn

VNHNO - Mỗi năm, Việt Nam sản xuất khoảng 3,5-3,7 triệu tấn thịt lợn và khoảng 2,6 triệu cơ sở chăn nuôi lợn dẫn đến việc kiểm soát vẫn còn lỏng lẻo và hầu hết thịt lợn chưa được truy xuất nguồn gốc.

VNHNO - Mỗi năm, Việt Nam sản xuất khoảng 3,5-3,7 triệu tấn thịt lợn và khoảng 2,6 triệu cơ sở chăn nuôi lợn dẫn đến việc kiểm soát vẫn còn lỏng lẻo và hầu hết thịt lợn chưa được truy xuất nguồn gốc.

Ảnh minh họa

Hiện, Cục Chăn nuôi và Đại sứ quán Hà Lan đã xây dựng và triển khai thực hiện Dự án về Chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng quốc tế (VIP). 

Theo đó, cần kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm tại cơ sở giết mổ và chế biến thịt, giám sát và tiến tới xóa bỏ dịch bệnh, nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật nuôi và kiểm soát thú y tại các cơ sở chăn nuôi lợn.

Ngoài ra, cần phải nâng cao năng lực thông qua chuyển giao về quản lý trang trại chăn nuôi lợn hiện đại theo VietGAP và liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi, nâng cao năng lực trong quá trình đổi mới chuỗi về chiến lược dài hạn và hoạt động cấp thiết để mở rộng chuỗi thịt VIP.

Hiện, dự án này đang được triển khai trên nhiều địa bàn như Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, TP. HCM và Đồng Nai với tổng kinh phí đầu tư gần 30 tỷ đồng và được triển khai từ năm 2014 - 2018.

Theo khảo sát, tỷ lệ trang trại chăn nuôi lợn bán sản phẩm theo hình thức có hợp đồng đạt khoảng 6,5-10,5% so với các trang trại điều tra. Đặc biệt, khoảng 75,5-85,5% trang trại chăn nuôi lợn bán cho các lò mổ đã quen biết từ trước và khoảng 8-15% là bán cho các thương lái

Ông Ron Dwinger – Điều phối Viên Dự án VIP nhận định, việc xây dựng khung thể chế về chuỗi thực phẩm an toàn trong chuỗi giá trị, trong đó, chú trọng đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm là thiết yếu, giúp ngành chăn nuôi lợn phát triển bên vững và hiệu quả. Đây cũng là xu thế tất yếu cho ngành chăn nuôi của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế./.