02/12/2024 lúc 21:31 (GMT+7)
Breaking News

Chiến thắng của Putin ở Trung Đông

VNHN - Vài giờ trước khi Iran tấn công tên lửa vào các mục tiêu Mỹ ở Iraq, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có mặt ở Syria để hội đàm với người đồng cấp Bashar al-Assad về về cuộc khủng hoảng đang leo thang.

VNHN - Vài giờ trước khi Iran tấn công tên lửa vào các mục tiêu Mỹ ở Iraq, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có mặt ở Syria để hội đàm với người đồng cấp Bashar al-Assad về về cuộc khủng hoảng đang leo thang.

Nga liên tục lên án các cuộc không kích của Mỹ giết chết thiếu tướng Iran Qassem Soleimani. Nhưng, công bằng mà nói thì giới chức ở Moscow đang tìm cách tận dùng tình hình hiện tại để củng cố lợi ích của mình, theo tạp chí Slate. Mối quan hệ giữa Washington và Tehran xấu đi kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Syria, càng thêm tồi tệ sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với các cường quốc năm 2015.

Cùng lúc đó, Nga và Iran trở nên thân thiết hơn thông qua hợp tác quân sự ở Syria. Sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Moscow ở Syria cho thấy xung đột giữa Mỹ và Iran có thể sẽ càng làm mạnh thêm vai trò và uy tín của Nga trong khu vực. Ít nhất, Nga cũng có thể "tô vẽ" Mỹ như một kẻ hiếu chiến thất thường, khiến các chủ thể trong khu vực và các đồng minh quốc tế phải đặt câu hỏi về sự hợp tác của Washington. Nga đã giúp chính quyền Assad duy trì thành công sự kiểm soát ở Syria, dù Mỹ và các đồng minh NATO đòi ông Assad phải từ bỏ quyền lực.

Khi Mỹ rút quân khỏi Syria, chính quyền Assad và Moscow tiếp tục giữ vững vị thế. Ban đầu, sự ủng hộ của Nga dành cho ông Assad nằm trong nỗ lực làm giảm bớt các lợi ích của Mỹ và mang về cho Nga sự ảnh hưởng ở Trung Đông. Hơn 4 năm sau đó, Putin giành được nhiều chiến thắng trong cuộc xung đột ở Syria, từ việc lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các đồng minh NATO đến xây dựng uy tín của Nga như một nước hỗ trợ bên ngoài đáng tin cậy. Với Mỹ, tất cả đều ngược lại. Chẳng hạn, các quyết định chính sách đối ngoại được cân nhắc chóng vánh của Mỹ, gần đây nhất là từ bỏ các đối tác người Kurd ở Syria, đã giúp tạo ra khoảng trống quyền lực mà Nga đã nhanh chân lấp đầy.

Các cuộc tấn công nhằm vào thiếu tướng Iran Qassem Soleimani hôm 3/1 - và mọi hành động của chính quyền Trump sau đó - nhiều khả năng càng giúp củng cố vị thế của Nga ở Syria nói riêng và toàn khu vực nói chung. Chính phủ Iraq rất tức giận và tố Mỹ "xâm phạm chủ quyền", với Thủ tướng nước này mô tả vụ tấn công là "vi phạm trắng trợn các điều kiện cho phép lính Mỹ hiện diện".

Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani ở Tehran hồi tháng 9/2018. 

Để đáp trả, Iraq có thể sẽ sớm buộc quân Mỹ phải rời đi. Nếu không còn binh sĩ nào ở Iraq, Mỹ cũng sẽ rất khó duy trì sự hiện diện ở Syria. Khoảng trống này càng giúp Moscow linh hoạt hơn trong khu vực. Ngoài việc tăng cường vị thế của Nga, vụ tấn công giết chết ông Soleimani còn giúp ích cho Nga trong mục tiêu điều khiển một tấm chêm giữa Washington và các đối tác, đồng thời thúc đẩy các quan điểm trên toàn cầu rằng Mỹ là một nước hay thay đổi và hiếu chiến. Thực tế, Moscow đã thành công trong việc làm suy giảm các mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh Trung Đông.

Điển hình nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở hai đầu đối diện của cuộc xung đột Syria nhưng giờ đây hai bên đã bắt tay hợp tác tuần tra chung ở miền bắc nước này, sau khi Washington ký thỏa thuận thiết lập "Vùng An toàn Syria" với Ankara ngày 22/10 và rút quân đi. Trong phản ứng sau cái chết của Soleimani, Thổ Nhĩ Kỳ ra thông cáo phản đối "những hành động can thiệp nước ngoài, những vụ ám sát và xung đột giáo phái trong khu vực". Moscow còn được lợi nếu cuộc tấn công do ông Trump hạ lệnh gây bất hòa giữa Washington và các đồng minh châu Âu.

Một số quyết định của Mỹ ở Trung Đông thời gian qua đã khiến nhiều đồng minh không hài lòng, đặc biệt là việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Thông tin cho biết chính quyền Trump thậm chí không cảnh báo Anh và các nước khác trước khi phóng tên lửa giết tướng Iran. Nếu không để tâm đến kêu gọi xuống thang ngay lập tức từ các đồng minh thì Washington có thể sẽ thấy mình bị cô lập nhiều hơn nữa trên trường quốc tế. Washington cũng có thể gây tổn hại cho quan hệ của mình với các đồng minh châu Âu nếu Iran tăng tốc theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Hôm 5/1, Tehran thông báo sẽ ngừng tuân thủ mọi giới hạn đã cam kết trong thỏa thuận về các hoạt động hạt nhân của nước này. Nga thường xuyên công khai chỉ trích quyết định của ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận Iran và triển khai chiến dịch "áp lực tối đa" lên nước Cộng hòa Hồi giáo. Thực tế, Nga cùng quan điểm với các cường quốc châu Âu như Pháp và Đức, phản đối Mỹ tái áp đặt cấm vận. Nga đã làm việc với hai nước này để giữ cho Iran tiếp tục tuân thủ thỏa thuận. Kết quả là chính quyền Putin có được vị thế lý tưởng để tăng cường các nỗ lực trong khi lên án Mỹ vì đẩy Iran về hướng chế bom hạt nhân. Tất nhiên, vẫn có bất lợi cho Nga từ căng thẳng Mỹ - Iran.

Một cuộc xung đột ủy nhiệm có thể kéo căng các lực lượng Nga ở Syria, đặc biệt nếu Israel leo thang các cuộc tấn công nhằm vào những nhóm mà Iran ủng hộ như Hezbollah - tổ chức đã thề sẽ trả thù cho tướng Soleimani. Hơn thế nữa, bất kỳ tiến bộ nào của Iran trong chương trình hạt nhân đều sẽ đặt khu vực vào nguy cơ bất ổn, làm phức tạp thêm khả năng kiểm soát tình hình của Nga ở Syria. Cuối cùng, nếu Nga hợp tác quá chặt với Iran thì ông Putin sẽ phải hứng chịu chỉ trích từ các đối tác khác ở Trung Đông.