21/12/2024 lúc 01:03 (GMT+7)
Breaking News

Chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học

VNHNO - “Quyết tâm chấn chỉnh lạm thu”. Đó là phát biểu đầy quyết tâm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị "Tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019". Trên thực tế hiện nay, tại nhiều địa phương vẫn để xảy ra tình trạng các cơ sở giáo dục thực hiện thu một số khoản thu ngoài quy định của Nhà nước.

VNHNO - “Quyết tâm chấn chỉnh lạm thu”. Đó là phát biểu đầy quyết tâm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị "Tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019". Trên thực tế hiện nay, tại nhiều địa phương vẫn để xảy ra tình trạng các cơ sở giáo dục thực hiện thu một số khoản thu ngoài quy định của Nhà nước. 

Muôn kiểu làm thu đầu năm học

Để xảy ra tình trạng lạm thu, nguyên nhân chủ yếu là một số cơ sở giáo dục cố tình thực hiện sai quy định của nhà nước nhiều hoạt động biến tướng để thu tiền học sinh, phụ huynh mượn danh nghĩa “tự nguyện” hay “thu các khoản thu ngoài quy định của nhà nước”.

Các khoản thu phát sinh đầu năm học luôn là nỗi lo của các phụ huynh 

Các khoản thu như tiền mua máy điều hòa không khí, máy chiếu, máy tính xách tay, phông chiếu… được thu dưới danh nghĩa Ban phụ huynh tặng cho nhà trường. Đầu năm học, phụ huynh ngoài chi phí học tập cho con em thường phải đóng thêm một khoản tự nguyện “xây dựng cơ sở vật chất”. Ở một số trường học còn phát sinh những khoản thu như tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu của học sinh có bố mẹ làm trong lực lượng vũ trang, tiền đóng góp ủng hộ các CLB…

Các nhóm giải pháp chấn chỉnh

Để khắc phục tình trạng lạm thu của các cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp.

Các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải đảm bảo đúng tính chất tự nguyện của cá nhân, tổ chức tài trợ. Tuyệt đối không để lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa, ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính cào bằng, áp đặt. Theo đó, Bộ GD&ĐT không cấm việc kêu gọi tài trợ hay xã hội hóa cho giáo dục, tuy nhiên phải tuân thủ nguyên tắc kêu gọi vận động, quy trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ, xã hội hóa theo đúng quy định.

Tình trạng lạm thu gây nhiều bức xúc trong dư luận

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí đảm bảo nguồn lực cho giáo dục của địa phương theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện thu các khoản thu theo đúng quy định.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện việc xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho giáo dục để kêu gọi mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư cho ngành giáo dục.

Quyết tâm của bộ máy đứng đầu

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

 “Câu chuyện thu đầu năm, chúng ta do quản lý không tốt, vô hình chung đã “thắt” hết các nguồn xã hội hóa một cách đúng đắn mà biến thành cào bằng trên danh nghĩa của hội phụ huynh. Việc chia cho phụ huynh phải đóng đều nhau là không đúng tính chất, điều này khiến xã hội bức xúc”. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại hội nghị "Tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019"

Phó Thủ tướng cho biết: Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện Nghị định về cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, trong đó có điều phải làm sao để một mặt ngăn không được lợi dụng danh nghĩa của tất cả các tổ chức, cơ quan để bổ đầu người buộc phu huynh đóng “tự nguyện”, mà mở kênh ra để cho toàn xã hội tùy theo năng lực và tấm lòng của mình để đóng góp.