22/11/2024 lúc 14:30 (GMT+7)
Breaking News

Cần trị từ gốc tình trạng lạm dụng, trục lợi Bảo hiểm y tế

Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT từ phía cơ sở khám chữa bệnh (KCB) và người bệnh vẫn đang có diễn biến phức tạp với chiều hướng gia tăng chưa được giải quyết triệt để, nhất là trong bối cảnh các bệnh viện chịu áp lực “cơm áo gạo tiền” do tự chủ tài chính.

Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT từ phía cơ sở khám chữa bệnh (KCB) và người bệnh vẫn đang có diễn biến phức tạp với chiều hướng gia tăng chưa được giải quyết triệt để, nhất là trong bối cảnh các bệnh viện chịu áp lực “cơm áo gạo tiền” do tự chủ tài chính.

Theo BHXH Việt Nam, tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT vẫn đang có diễn biến phức tạp với chiều hướng gia tăng. Các hành vi vi phạm do ý thức chủ quan ngày càng tinh vi, đa dạng.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực BHYT có nhiều trường hợp sử dụng thẻ BHYT không đúng quy định, thông đồng với nhân viên y tế làm giả hồ sơ để trục lợi Quỹ BHYT; lập hồ sơ bệnh án nhưng không có người bệnh; kê tăng số lượng, thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh nhưng thực tế người bệnh không sử dụng; không đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT, thu tiền của người bệnh đối với chi phí thuốc, vật tư y tế đã có trong cơ cấu giá ngày giường điều trị, công khám bệnh, dịch vụ kỹ thuật…

Xét xử một vụ trục lợi quỹ BHYT tại Hòa Bình (ảnh tư liệu)

Ngoài ra, tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT từ phía cơ sở KCB và người bệnh vẫn chưa giải quyết triệt để, đặc biệt là trong bối cảnh các bệnh viện chịu áp lực lo “cơm áo gạo tiền” cho CBNV khi phải thực hiện cơ chế tự chủ; giá giường bệnh tăng cao dẫn đến tỷ lệ chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú gia tăng, khó kiểm soát. Phương thức thanh toán chi phí KCB theo phí dịch vụ được áp dụng trong những năm qua tiếp tục bộc lộ những bất cập…

Theo bà Nguyễn Thúy Anh- Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, tỷ lệ người tham gia BHYT ngày càng tăng là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến số lượt KCB BHYT và chi phí KCB BHYT cũng tăng theo. Trong khi đó, nguồn quỹ lại tăng không tương ứng với mức tăng giá dịch vụ kĩ thuật và nhu cầu KCB của người dân, dẫn đến nguy cơ mất cân đối quỹ. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và thiên tai bão lũ trong năm 2020 tác động, khiến nhiều đơn vị SDLĐ và người dân gặp khó khăn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu và phát triển người tham gia BHYT.

Về vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn- Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chỉ rõ: Qua thống kê chi phí KCB BHYT những năm gần đây cho thấy, nhóm người tham gia BHYT hộ gia đình có tần suất 2,8 lượt KCB/thẻ/năm (bình quân chung các nhóm là 1,9) và tỷ lệ sử dụng quỹ BHYT (tính trên số đóng BHYT của nhóm) cao nhất trong số các nhóm người tham gia BHYT.