Kể từ nănm 2017 lần đầu tôi tham gia Trại, thì thấy rằng hầu hết các Trại viết về đề tài “Lực lượng Vũ trang – Chiến tranh cách mạng” năm này và sau đó đều được tổ chức tại các Tỉnh và Quân khu phía Nam: Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng. Nhưng đến trại lần này, 2024, Trại sáng tác lại được tổ chức tại Tam Đảo, một thị trấn rất đẹp ở Vĩnh Phúc. Vậy là ba nhà văn TPHCM chúng tôi, An Bình Minh, Nguyễn Minh Ngọc, Châu La Việt, lần này ra tham dự trại đi bằng máy bay chứ không chỉ xe ô tô như những lần trước nữa tham gia trại, kip có mặt tại Hà Nội để rồi theo ô tô NXB QĐ lên trại viết ở Tam Đảo… Nhưng dù có xa, nhưng chỉ bay vèo máy bay một chút là tới, còn có những nhà văn khác tham gia Trại năm nay đi lại vất vả và nhiều khê hơn chúng tôi rất nhiều. Như nhà văn Hoàng Quảng Uyên phải đi bằng xe đò từ Cao Bằng về Tam Đảo, hàng trăm cây số qua ngày qua đêm, nhà văn Hà Lâm Kỳ đi xe đò từ Yên Bái chặn xe NXB giữa đường để theo lên Tam Đảo… Đường xá mùa này mưa gió lầy lội, đi lại vất vả vô cùng. Và vất vả nhất có lẽ là nhà văn Trần Nguyên Mỹ. Anh ở Huyện Sông Mã tỉnh Sơn La. Muốn về trại, ngày đầu anh phải đi xe 120 km từ bản làng ra thành phố Sơn La, Rồi hôm sau đi xe kháh từ Sơn La về Hà Nội hơn 300 km. Rồi theo xe cùa Nhà xuất bản Quân đội từ Hà Nội lên Tam Đảo. Lại thêm một chút vất vả là giửa đường đi xe anh lại gặp mưa lũ, anh phải trú tạm cũng đến hai ngày ở một bản vắng giữa đường, rồi mới có thể đi tiếp. Thế mà vẫn hớn hở xách cho được trai rượu thơm của bản làng đến đãi anh em, và chiếc lap top để đến Trại ngồi viết thâu đêm suốt sáng…
Đại diện Ban CHQS huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc tặng hoa chúc mừng trại sáng tác
Trung bình mỗi trại sáng tác, kể từ Trại viết 2017 đến nay, đều có khoảng 15 nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học… tâm huyết với đề tài này được mời tham gia. Hai thể loại gần như là truyền thống, là đặc sản, là đóng góp to lớn của NXB Quân đội từ những năm chiến tranh cho nền văn học nước nhà, là tiểu thuyết và trường ca thì cho đến nay, vẫn là hai thể loại ưu tiên hàng đầu của Trại sáng tác và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Tại Trại sáng tác văn học về đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” tại Đà nẵng năm 2023, số lượng và chất lượng những tiểu thuyết và trường ca ngày một tăng, đã gặt hái những mùa vàng bội thu. Hướng về 70 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, sau gần 2 tuần hoạt động, các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, lý luận dự trại đã hoàn thành 17 bản thảo văn học, trong đó có 11 tiểu thuyết, một trường ca, bốn tập bút ký và một chuyên luận phê bình văn học. Có những tác phẩm đạt chất lượng cao, được quảng bá rộng rãi, và thu được những giải thưởng văn học gia trị. Nhà văn Hoàng Dự từng là người lính chiến đấu nơi chiến trường miền Tây Nam Bộ từng kinh qua những năm tháng trận mạc, rồi trưởng thành trên nhiều cương vị khác nhau của nghiệp cầm bút, giờ đây, trên cương vị Tổng biên tập của 1 tờ báo văn chương hàng đầu Việt Nam (Thời báo Văn học nghệ thuật), ông đến với trại viết như được trở lại chính ngôi nhà xưa của mình. Tiếp nối sự thành công của tiểu thuyết Đường đời (từng tái bản tới 9 lần), tại trại viết, ông đã hoàn thành tập bản thảo tiểu thuyết Nước mắt làng quê - tiểu thuyết đã vinh dự nhân giải thưởng cuộc thi viết về đề tài Công đoàn và công nhân do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức năm 2023 và được NXB QĐ in thành hai tập phát hành rộng rãi phục vụ bạn đọc.. Nhà văn – Thượng tá công an Trần Khánh Toàn, Phó ban sáng tác Hội Nhà văn Hà Nội với tiểu thuyết Biển bây giờ vẫn khát - đoạt Giải A cuộc thi sáng tác về Cảnh sát biển Việt Nam năm 2023 và sau đó được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đặt hàng in ấn phát hành.
Tiếp theo đó, từ trại viết, nhà văn Trần Khánh Toàn hoàn thành tiểu thuyết Vang mãi khúc quân hành mang sức nặng của thể loại tiểu thuyết lịch sử chứng tỏ anh đã dày công sưu tầm tư liệu và nghiên cứu rất kỹ lưỡng về đối tượng của đề tài và lao động văn chương hết sức nghiêm cẩn… Một nỗ lực lớn của nhà văn Châu La Việt tai trại viết này là ông hoàn thành tiểu thuyết Vầng trăng Him Lam, như mượn sự ảo diệu của nghệ thuật để tái hiện những năm tháng ác liệt của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, với hình ảnh những người nghệ sĩ và chiến sĩ sát cánh bên nhau làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đây là tiểu thuyết được in ấn sớm nhất của NXB Quân đội nhân dân nhân kịp dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Và thật ý nghĩa khi tiểu thuyết đã kịp đến tay bạn đọc “giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui”. Trong chuyến hành trình Qua miền Tây Bắc về với Điện Biên, đoàn văn nghệ sĩ thuộc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam đã đến thăm và tặng quà cho các em học sinh trường tiểu học Him Lam nơi TP Điện Biên, các em học sinh, những thế hệ mầm non tương lai tỏ ra vô cùng thích thú khi được tặng và đọc cùng nhau vô cùng thich thú tiểu thuyết Vầng trăng Him Lam. Một ý nghĩa nữa với tiểu thuyết này, là táqc [phẩm đã được Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân chuyển thể thành kịch bản âm nhạc, trở thành một vở Opera xuất sắc, và sẽ xuất hiện trên sân khấu âm nhạc của chúng ta gần đây… * Tại trại sáng tác văn học đề tài về “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tại nhà sáng tác Tam Đảo 2024, có những gương mặt thân quen và cũng có những gương mặt mới lạ. Lần đầu chúng tôi được gặp gỡ nhà văn Sương Nguyệt Minh tham gia Trại viết, Anh lái xe con từ Hà Nội lên Trại, và có cả vợ là một nữ nhà văn rất xinh đẹp tháp tùng. Thời hoá ra những nhà văn tham gia trại phần lớn đều là những người bạn thân thiết với anh nhiều năm: Văn Xương, Nguyễn Minh Ngọc, An Bình Minh, Mai Nam Thắng…Họ gặp nhau tay bắt mặtg mừng, vợ chồng Sương Nguyệt Minh đã bạn bè một bữa tiệc rất sang trọng và ngon. NHững điều quan trọng hơn,sự hiên diện của Sương Ngjuyệt Minh, một đại tá nhà văn quân đội xuất sắc nhiều năm qua, chính là một điểm nhấn cho thành công trại viết.
Các nhà văn chụp ảnh lưu niệm khai mạc trại sáng tác và các nhà văn trao đổi đề tài tác phẩm tại trại sáng tác.
Cũng có thể kể đến những nhà văn lần đầu tham dự Trại: Hoàng Quảng Uyên, Nguyễn Nhuận Hồng Phương, Trần Nguyên Mỹ, Hà Lâm Kỳ, Văn Xương,Tạ Thị Thanh Hải, Cao Nguyệt Nguyên…Gặp gở các anh các chị, thú thực cá nhân tôi rất khâm phục và trân trọng. Khâm phục vì một tình yêu văn chương vô bờ bến của họ. Trân trọng vì tình cảm họ dành cho người chiến sỹ quân đội rất lớn. Và bởi thế, họ làm chúng ta rất hy vọng vào tác phẩm của họ, dù thời gian của Trại viết không nhiều. Nhà văn An Bình Minh với tiểu thuyết “Bài ca hoa lửa”, Nhà văn Hoàng Dự với tiểu thuyết “Người đàn bà bí ẩn” , viết về số phận của một nữ doanh nhân trong bối cảnh kinh tế mới của đất nước; nhà văn Nguyễn Minh Ngọc với tiểu thuyết dày dặn mang tên “Học viên sỹ quan” , nhà văn Trần Khánh Toàn với tiểu thuyết mới “Thao thức phía hoàn hôn” , nhà văn Hà Lâm Kỳ viết tiểu thuyết “Thời chiến” , nhà văn Trần Nguyên Mỹ viết tiểu thuyệt “Tiễu phỉ vùng biên”, nhà văn Văn Xương với tiểu thuyết “Chuyến đò ngang” , nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương với tập truyên “Người đi vắng”, nhà văn Hoàqng Quảng Uyên với “ Huyền thoại về Rừng Trần Hưng Đạo “ nữ nhà văn Tạ Thị Thanh Hải với tiểu thuyết “Phù sa màu nắng”, nhà văn trẻ Cao Nguyệt Nguyên với tiểu thuyết “Người Đông Hải”.
Và đặc biệt nhà văn Châu La Việt trở lại thể Trường ca, với trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh”… Thiển nghĩ với bấy nhiêu tác phẩm, nhà xuất bản quân đội in ấn và phát hành trogn dịp kỷ niệm 80 năm thành lập quân đội 22 tháng 12 tới đây, thì cũng phải nói là một sức nặng văn chương đáng kể. không dễ gì một trại viết nào có thể đóng góp cho nền văn chương nước nhà.
Triệu Phong