03/01/2025 lúc 19:47 (GMT+7)
Breaking News

Cảm thấy kiệt sức? Những thói quen làm tiêu hao năng lượng mọi người nên tránh ngay

Dưới đây là tổng hợp những thói quen phổ biến nhất có thể làm bạn cạn kiệt sức lực và biện pháp khắc phục từ các chuyên gia. Không chỉ là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe, kiệt sức hoặc thiếu năng lượng còn có thể bắt nguồn từ những thói quen hàng ngày..

Dưới đây là tổng hợp những thói quen phổ biến nhất có thể làm bạn cạn kiệt sức lực và biện pháp khắc phục từ các chuyên gia.

Không chỉ là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe, kiệt sức hoặc thiếu năng lượng còn có thể bắt nguồn từ những thói quen hàng ngày. Nếu các triệu chứng mệt mỏi vẫn xuất hiện ngay cả khi bạn thay đổi lối sống, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn. 

Dưới đây là tổng hợp những thói quen phổ biến nhất có thể làm bạn cạn kiệt sức lực và biện pháp khắc phục từ các chuyên gia:

Hấp thụ quá nhiều caffeine

Uống cà phê là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng mệt mỏi, dù loại đồ uống này có thể giúp bạn lấy lại năng lượng chỉ sau một thời gian ngắn.

DJ Blatner, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn sách The Superfood Swap: The 4-Week Plan to Eat What You Crave Without the C.R.A.P cảnh báo, lạm dụng caffeine sẽ gây phản tác dụng.

Sanam Hafeez, nhà tâm lý thần kinh học tại Thành phố New York kiêm giáo sư tại Đại học Columbia cho biết: “Các loại đồ uống chứa caffein và nước tăng lực giúp cải thiện tâm trạng, năng lượng và sự tỉnh táo trong vài giờ. Tuy nhiên, một khi ngừng tiêu thụ, bạn đi vào trạng thái mệt mỏi”.

Nguyên nhân chủ yếu là do caffeine kích thích sản sinh hợp chất gây căng thẳng cortisol, từ đó tạo cảm giác tràn đầy năng lượng lúc đầu nhưng sau đó lại kiệt sức. Không những thế, theo thời gian, bạn cũng cần hấp thụ thêm caffeine để duy trì sự tỉnh táo lâu hơn.

Dành hàng giờ xem màn hình điện thoại

Dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính có thể là lý do khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi.

Theo giáo sư Sanam, hầu hết mọi người dành quá nhiều thời gian để nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại hoặc máy tính. Thói quen này có thể gây mỏi mắt, nhức đầu và mệt mỏi toàn thân.

Hơn nữa, ánh sáng xanh cũng tác động tiêu cực tới giấc ngủ, ức chế cơ thể sản xuất melatonin, một loại hormone quan trọng ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học. Theo Tạp chí Harvard Health Publishing, một số nghiên cứu còn chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh với tăng nguy cơ phát triển ung thư, tiểu đường, bệnh tim và béo phì.

Không uống đủ nước

Mất nước cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Do đó, đừng quên mang theo một chai nước mỗi khi đi ra ngoài hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Chuyên gia Blatner cho biết thêm, hãy cân nhắc bổ sung chất điện giải vào buổi sáng vì bạn có thể bị mất nước sau tám tiếng ngủ.

Tiêu thụ nhiều đồ ăn đã qua chế biến

Hấp thụ quá nhiều đường và các loại carb đơn giản có thể gây ra tình trạng sương mù não và mệt mỏi.

Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn đều chứa carb đơn giản, chất làm tăng đường huyết và gây ra cảm giác mệt mỏi sau khi ăn. Ngoài ra, đồ hộp cũng sở hữu hàm lượng natri rất cao nên có thể khiến bạn bị mất nước nếu không bổ sung chất lỏng kịp thời. Chuyên gia Blatner giải thích, thực phẩm chế biến sẵn thiếu vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng để cơ thể hoạt động hiệu quả nhất.

Căng thẳng

Khi bị căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ luôn trong trạng thái báo động và theo thời gian, điều này sẽ dẫn tới mệt mỏi, tăng huyết áp hoặc thậm chí đau đầu.

Khi gặp phải căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng adrenaline, đồng thời giải phóng cortisol và norepinephrine vào trong máu. Theo chuyên gia Blatner, hiện tượng này kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, còn gọi là hệ thống phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”.

Một số người đã lựa chọn thiền và tập thể dục để giải tỏa tâm trạng. Nếu có điều kiện, bạn hãy tiêu thụ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hạn chế đường, caffein, ăn cân bằng chất mỗi ngày để duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Ngủ không đủ giấc

Giờ giấc ngủ không cố định có thể ảnh hưởng tới nhiều vấn đề, một trong số đó là đồng hồ sinh học. Nói cách khác, bạn sẽ cảm buồn ngủ vào ban ngày vì cơ thể báo hiệu đã đến lúc cần nghỉ ngơi.

Giáo sư Sanam cho biết thêm: “Rối loạn giấc ngủ tàn phá sức khỏe và ảnh hưởng đến tâm trạng, sự thèm ăn, khả năng ghi nhớ, sự tỉnh táo, năng lượng, hệ miễn dịch và thậm chí cả ham muốn tình dục”.

Cách giải quyết tình trạng này tốt nhất là ngủ đúng giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ. Nếu có điều kiện, khi thức dậy, bạn hãy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để lấy lại sự tỉnh táo nhanh hơn.

Tập luyện quá mức

Dù mang lại rất nhiều lợi ích, tập thể dục có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí dẫn tới chấn thương nếu tập quá sức và không có thời gian nghỉ ngơi.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, các triệu chứng cảnh báo tình trạng này bao gồm cảm thấy chán nản, lo lắng, hay cáu gắt, khó ngủ, thiếu năng lượng và thường xuyên bị ốm.

Chuyên gia Blatner khuyên, hãy nghỉ ngơi ít nhất một ngày mỗi tuần và thực hiện các bài tập phục hồi hàng ngày. Hơn nữa, bổ sung dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình tập luyện. Bạn đừng quên ăn ba bữa cân bằng mỗi ngày để phục hồi cơ bắp và bổ sung năng lượng bị mất trong quá trình vận động.