VNHN - Là chủ nhân của một dự án khởi nghiệp, đã từng trải qua những lần khủng hoảng, anh Quách Đức Anh, sáng lập Akira Education, cho rằng có 3 sai lầm rất dễ mắc phải khi công ty gặp khủng hoảng.
Theo anh Quách Đức Anh, có 3 điều cần làm trong giai đoạn này. Thứ nhất là cắt giảm chi phí. “Chẳng ai có thể biết được khủng hoảng sẽ kéo dài bao lâu, vì vậy cần tìm cách cắt giảm chi phí càng nhiều càng tốt. Doanh nghiệp sống thêm được 1 ngày là có thêm 1 tia hy vọng. Đặc biệt, khi cả thị trường gặp khủng hoảng, doanh nghiệp nào trụ lại được sau cùng khi cơn bão qua đi thì doanh nghiệp đó sẽ giành chiến thắng.
Tốt nhất, nên tìm cách bảo toàn nguồn lực (vốn, nhân sự, nhiệt huyết, sự ủng hộ…), chờ ngày sóng gió qua đi ta lại giong buồm ra khơi”, anh Đức Anh nói. Thứ hai là chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Ít nhất là việc chuẩn bị này sẽ giúp tâm lý mình vững vàng hơn, và giúp mình có được quyết định tốt hơn nếu trường hợp tệ nhất xảy ra. Thứ ba là hãy thẳng thắn với nhân sự. Sẽ có người ủng hộ và có người không ủng hộ, thậm chí sẽ rời bỏ công ty. Nhưng việc trao đổi thẳng thắn và kịp thời sẽ giúp đội ngũ thêm đoàn kết và giải tỏa rất nhiều vấn đề phát sinh.
Ví dụ như giảm bớt các lời đồn thổi trong công ty, giảm bớt sự căng thẳng không cần thiết cho tập thể khi đối diện với khủng hoảng. Là một người sâu sát các dự án khởi nghiệp tại TP.HCM, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (thuộc Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM), cũng nhận định trong tình hình dịch bệnh hiện tại, cả 2 nhóm khởi nghiệp (một là đã đi vào hoạt động doanh nghiệp và một nhóm đang trong quá trình ươm tạo) đều chịu nhiều tác động.
Trong giai đoạn này, các dự án khởi nghiệp nên tăng doanh thu bằng cách tăng cường bán hàng online. Ảnh: Internet
“Các công ty lớn thì có nguồn lực để xử lý rủi ro trong mùa dịch, còn các bạn trẻ khởi nghiệp không có điều kiện, rồi nguồn lực cũng không đủ để nghĩ ra các phương án giảm rủi ro hoặc tìm một hướng đi khác để cân bằng những thiếu hụt, khó khăn ở điều kiện hiện tại… Đấy là những bất lợi lớn nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp”, ông Tước nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tước, các dự án khởi nghiệp đang trong giai đoạn ươm tạo vẫn bị tác động rất nhiều, như vòng thử thị trường hay kết nối để gặp gỡ nhà đầu tư cũng bị hạn chế do các sự kiện kết nối khởi nghiệp từ đầu năm đến giờ không thể diễn ra. Rồi kết nối khách hàng cũng gặp trở ngại, như muốn cung ứng một ứng dụng vào nền tảng các doanh nghiệp, nhưng trong khi các doanh nghiệp cũng đang gặp lao đao thì không thể quan tâm đến nhu cầu thay đổi cái mới, nên điều đó cũng làm cho sản phẩm khởi nghiệp không có điều kiện để tiếp cận.
Trước hết là cố gắng cứu vãn những thứ không thể cứu vãn. “Sai lầm mình đã mắc phải đầu tiên là ngay lập tức tiếp tục đầu tư vào mảng đang gặp khủng hoảng, với hy vọng sẽ vượt qua và làm cho mọi thứ khôi phục lại như cũ, tức tư tưởng ngã ở đâu thì đứng lên ở đấy. Nhưng thực tế dồn nguồn lực vào lúc này giống như cố xây lại ngôi nhà cao tầng trên nền móng bị đổ vỡ, càng cố xây thì càng thấy nhà sập tiếp”, anh Đức Anh nói.
Anh cũng khuyên lúc này (mùa dịch), tốt hơn hết là nên rà soát lại công ty, xem có mảng nào khác triển vọng thì đầu tư vào. Nếu không có thì tốt nhất tạm thu hẹp quy mô để bảo toàn lực lượng. Theo anh Cao Trung Hiếu, sáng lập và điều hành Dân Trí Soft, làm khởi nghiệp thì vấn đề đầu ra - tức thị trường là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Nhưng nay, tất cả mọi thứ đều đi xuống, có lĩnh vực còn giảm với tốc độ chóng mặt thì “miếng bánh” trở nên quá nhỏ để đủ nuôi dưỡng tồn tại và phát triển. “Điểm yếu của khởi nghiệp thường nằm ở 2 điểm là quản lý và nguồn vốn.
Doanh nghiệp nào quản lý và nguồn vốn càng kém thì cũng giống sức đề kháng vậy, càng kém thì càng ra đi nhanh hơn”, anh Hiếu nhấn mạnh. Ngoài ra, theo anh Cao Trung Hiếu, các bạn trẻ khởi nghiệp nên tăng doanh thu bằng việc tăng cường bán hàng online, tìm thị trường mới… Một yếu tố cũng quan trọng là nên thực hiện các hoạt động quảng bá hướng đến cộng đồng để xây dựng được hình ảnh tử tế trong mắt khách hàng.
Điều đặc biệt, anh Hiếu cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để nâng cấp hệ thống: “Xem xét lại hệ thống vận hành để hướng đến tối ưu vì giai đoạn này có luồng công việc giảm xuống và chúng ta có thời gian để “khám và chữa bệnh” cho tổng thể hệ thống, từ đó tạo nền tảng để tăng tốc khi qua giai đoạn khó khăn”.
Kế đến là phản ứng và xử lý nhanh chóng mọi thứ trong khi chưa từng có kinh nghiệm đối mặt với khủng hoảng nào tương tự trước đó. Vấn đề cuối là tự dằn vặt chính mình và trách móc nhân sự. Khi bất lực với hiện tại, tuyệt vọng với tương lai, ta dễ rơi vào trạng thái như vậy. Sai lầm này sẽ khiến mình hao tổn nhiều tâm sức, đổ vỡ nhiều mối quan hệ, đánh mất năng lượng cần thiết để vượt khủng hoảng.