Nhận biết các dấu hiệu của các bệnh lý về đau dạ dày giúp người dân chủ động phòng ngừa, phát hiện kịp thời và khắc phục sớm tình trạng bệnh. Bài viết được tư vấn chuyên môn từ ThS.BS Nguyễn Ngọc An, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện E Trung ương.
Đau dạ dày là một bệnh lý rất phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đây còn được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy nhược cơ thể. Nguy hiểm hơn, bệnh lý này ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, hình thành khối u hoặc ung thư dạ dày.
Thống kê tỷ lệ ca mắc bệnh dạ dày tại Việt Nam
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh lý liên quan đến dạ dày
Ngày nay, trong một thời đại công nghiệp, với cường độ làm việc lao động vất vả cùng với chế độ ăn không hợp lý, tình trạng đau dạ dày càng trở nên phổ biến. Dấu hiệu ban đầu về bệnh có thể phát hiện thường là trạng thái không muốn ăn, ăn chậm tiêu. Đến giai đoạn rõ ràng hơn, người bệnh sẽ bắt đầu thấy đau âm ỉ hoặc từng cơn vùng thượng vị, có thể kèm theo ợ hơi, ợ chua và cảm giác nóng rát vùng dưới xương ức.
Đau thượng vị âm ỉ hoặc từng cơn là biểu hiện của các bệnh liên quan đến dạ dày.
Những biểu hiện cụ thể
Vùng thượng vị nằm phía trên rốn, ở chính giữa, ngay dưới mũi xương ức. Những bệnh lý viêm tụy cấp hoặc những bệnh lý của đại tràng cũng có thể biểu hiện ở vùng thượng vị, nhưng đặc trưng của dạ dày vẫn là triệu chứng cảm giác nóng, rát, sau đó chậm tiêu, không muốn ăn, ợ chua. Đại đa số các trường hợp có biểu hiện đau vùng thượng vị. Đau thượng vị khác với đau do tắc nghẽn hoặc do nhu động, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau âm ỉ, và có thể đau tăng dần sau bữa ăn hoặc ngay trước bữa ăn. Điều này khiến bệnh nhân rất khó chịu. Đây là triệu chứng hay gặp đối với các bệnh nhân bị đau dạ dày.
Thứ hai, khi dạ dày có tổn thương, làm cho nhu động dạ dày kém, rối loạn chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Từ đó xuất hiện hiện tượng ăn chậm tiêu bữa sáng. Việc chậm tiêu bữa sáng khiến người bệnh không có cảm giác đói và không muốn ăn, ăn không ngon miệng vào bữa trưa.
Sút cân - vấn đề phổ biến ở bệnh nhân bị đau dạ dày (Nguồn: INDEmbassy)
Thứ ba, cảm giác ăn không ngon miệng và không thèm ăn khiến người bệnh ăn ít lại. Từ đó, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi. Về lâu dài, chức năng hấp thu dưỡng chất của dạ dày suy giảm và biểu hiện trạng thái suy nhược cơ thể, mệt mỏi, leo cầu thang chóng mặt.
Thứ tư, khi dạ dày bị viêm loét, tổn thương niêm mạc đến mức chạm vào mạch máu dạ dày có thể gây ra tình trạng chảy máu. Xuất huyết tiêu hóa vùng dạ dày hoặc tá tràng làm cho phân đang từ màu vàng có thể chuyển dần sang màu xanh và màu đen. Đây là mức độ nặng, người bệnh phải đi khám khẩn cấp và soi dạ dày để kiểm tra mức độ chảy máu từ đó có những biện pháp can thiệp lập tức.
Đây là những triệu chứng chính mà người bệnh lý dạ dày thường gặp. Ngoài ra, bệnh nhân chỉ cảm giác hơi tức ở vùng dưới xương ức. Biểu hiện này không nằm ngoài các dấu hiệu của hội chứng trào ngược dạ dày. Sự tiếp xúc bất thường của niêm mạc thực quản với hàm lượng axit trong dạ dày khiến các cơn đau ngực xuất hiện.
Một số khác, người bệnh có biểu hiện ho về đêm, khi tỉnh dậy gặp tình trạng ho có đờm. Tình trạng này xảy ra khi dịch axit của dạ dày chảy ngược vào thực quản và ảnh hưởng đến các triệu chứng ở cổ họng. Khoảng 25% người bệnh trào ngược dạ dày thực quản bị ho có đờm vào buổi sáng.
Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Đôi khi, bệnh lý dạ dày không tương thích giữa các triệu chứng. Cụ thể, bệnh nhân chỉ hơi khó chịu, hơi chướng bụng nhưng khi kiểm tra dạ dày, tình trạng loét, tình trạng viêm trở nặng, thậm chí là có khối u hoặc là ung thư. Vì vậy, khi có những biểu hiện ăn chậm tiêu hoặc cảm giác thấy khó chịu vùng thượng vị, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra tầm soát các yếu tố về bệnh lý dạ dày trước khi biểu hiện bệnh quá muộn.
Đau dạ dày nên sử dụng thực phẩm nào?
Để giảm thiểu tình trạng đau dạ dày, bên cạnh việc tới trung tâm y tế để khám bệnh, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học hợp lý. Bên cạnh các sản phẩm tự nhiên tốt cho dạ dày như một số loại hoa quả và rau xanh, bệnh nhân nên sử dụng kèm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để vừa cải thiện tình trạng bệnh, vừa bổ sung dinh dưỡng mà cơ thể thiếu hụt do tình trạng kém ăn.
Sản phẩm dinh dưỡng H-Polymilk thuộc hãng Codoca là sản phẩm chuyên biệt dành cho bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày. Sản phẩm có công dụng giúp giảm vi khuẩn HP, giảm viêm đau dạ dày, tá tràng, phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Newzealand, được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, H-Polymilk được chứng nhận là sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe người gặp các vấn đề về dạ dày, tá tràng. Đồng thời, sản phẩm phù hợp với bệnh nhân cần hồi phục sức khỏe trước và sau phẫu thuật, người bị thiếu hụt dinh dưỡng cần bồi bổ sức khỏe.
Sản phẩm H-Polymilk được chứng nhận đạt chuẩn, phù hợp cho người gặp các bệnh liên quan đến dạ dày
Công dụng:
- Cung cấp năng lượng, đạm chất lượng cao và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Các chất chứa hoạt tính sinh học tốt cho hệ tim mạch Nano Curcumin kết hợp với lợi khuẩn Lactobacillus Reuteri làm giảm vi khuẩn HP, giúp giảm viêm đau dạ dày tá tràng, phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
- Bổ sung Canxi Nano, phospho kết hợp với Vitamin D3: giúp tăng cường hấp thu Canxi, tạo hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.
- Beta Glucan, Vitamin E, Selen và chất xơ hòa tan, Lợi khuẩn (Lactobacillus Reuteri / Bacillus sutilis) giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể
- Bổ sung chất béo Pufa, Mufa: giảm nguy cơ mắc các Bệnh tim mạch và huyết áp.
- Choline, Taurin: Cải thiện trí nhớ.
Tiêu chuẩn: TCCS
Số ĐK: 23/2021/ĐKSP
Thương nhân chịu trách nhiệm sản xuất và công bố sản phẩm: CÔNG TY CỔ PHẦN NUTRIHEALTH
Thương nhân chịu trách nhiệm phân phối và phát triển sản phẩm: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.