19/01/2025 lúc 19:25 (GMT+7)
Breaking News

Cà Mau: Triển khai biện pháp đối phó hạn hán, sụt lún và sạt lở trầm trọng

VNHN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau nhận định tình hình sụt lún, sạt lở đất trên địa bàn trong thời gian qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng. Đặc biệt, mùa khô năm nay dự báo sẽ kéo dài hơn nên việc tìm ra những giải pháp khắc phục cho trước mắt và lâu dài là hết sức quan trọng.

VNHN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau nhận định tình hình sụt lún, sạt lở đất trên địa bàn trong thời gian qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng. Đặc biệt, mùa khô năm nay dự báo sẽ kéo dài hơn nên việc tìm ra những giải pháp khắc phục cho trước mắt và lâu dài là hết sức quan trọng.

Các tuyến đường bị sụt lún nghiêm trọng thời gian qua.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, do tình hình hạn hán mùa khô 2019 – 2020 xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm và ở mức gay gắt hơn đã gây ra nhiều thiệt hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh. Đất ruộng khô cằn nứt nẻ, không có nguồn nước người dân cũng không thể cải tạo lại đất để xuống giống vụ lúa tiếp theo.

Các tuyến đường bị sụt lún nghiêm trọng thời gian qua như: Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, Co Xáng - Cơi 5 - Đá Bạc, đường phòng hộ đê biển Tây, đường về trung tâm xã Trần Hợi, xã Khánh Bình Tây Bắc, xã Khánh Bình Tây, thuộc huyện Trần Văn Thời.

Ngoài ra, hạn hán kéo dài khiến cho các kênh, rạch bị khô cạn, mất phản áp nước gây sụt lún, sạt lở nghiêm trọng trên 1.600 điểm, vị trí trên tuyến đê biển Tây và nhiều tuyến đường giao thông với tổng chiều dài trên 25,3 km.

Hạn hán đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất của người dân

Bên cạnh đó, do tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cộng với sự chênh lệch biên độ triều lớn, tạo dòng nước chảy xiết nên tình hình sạt lở bờ sông ở Cà Mau ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.

Tình hình sạt lở bờ sông ở Cà Mau ngày càng diễn biến phức tạp

Theo ông Dư Bé Ba - Chủ tịch UBND huyện U Minh (Cà Mau) chia sẻ, mặt đường trên đê biển Tây, đoạn qua địa phận ấp 7, 8 ( thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau) xuất hiện nhiều khe nứt kéo dài, rộng từ 10 cm đến 15 cm, khe nứt kéo dài hơn 1,6 km. Huyện đang phối hợp với quan chức năng có liên quan và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh khẩn trương khắc phục tình trạng khe nứt mặt đường trên đê biển Tây.

Những đoạn đường bị rạn nứt nghiêm trọng

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau cũng đã hết sức chú trọng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống sụt lún, lắp đặt biển cảnh báo, biển báo hạn chế tốc độ, tải trọng, rào chắn, đèn chiếu sáng vào ban đêm. Tại các vị trí, đoạn tuyến bị rạn nứt và có dấu hiệu, nguy cơ sụt lún để đảm bảo an toàn cho người dân, đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra nhằm sớm phát hiện các vị trí, đoạn tuyến có nguy cơ sụt lún để triển khai kịp thời các biện pháp xử lý.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phối hợp với các nhà khoa học đầu ngành, các viện, trường, các cơ quan chuyên môn Trung ương để đánh giá thực trạng tác động do hạn hán trên địa bàn tỉnh nói chung và tình hình sụt lún đất nói riêng nhằm xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả để thực hiện.

Hiện tại tỉnh Cà Mau đang triển khai các biện pháp tăng cường quản lý việc nạo vét đường thủy nội địa, đất ven sông, bờ kênh, rạch đảm bảo đúng quy định để không gây mất ổn định, an toàn khai thác công trình đường giao thông gây sụt lún, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định./.