18/01/2025 lúc 12:01 (GMT+7)
Breaking News

Cá mát - Đặc sản quý hiếm cần được bảo tồn

Nằm trong một vùng được thiên nhiên ưu đãi, huyện Tương Dương nói chung, xã Tam Hợp nói riêng là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, gần gũi với thiên nhiên và tìm về bản sắc văn hoá dân tộc; trở thành cơ hội phát triển cho địa phương. Trong những yếu tố nổi trội đó, việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Mát, có thể coi là một trong những giải pháp thiết thực để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở vùng đất kỳ thú này.

Nằm trong một vùng được thiên nhiên ưu đãi, huyện Tương Dương nói chung, xã Tam Hợp nói riêng là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, gần gũi với thiên nhiên và tìm về bản sắc văn hoá dân tộc; trở thành cơ hội phát triển cho địa phương. Trong những yếu tố nổi trội đó, việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Mát, có thể coi là một trong những giải pháp thiết thực để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở vùng đất kỳ thú này.

Dòng nước Khe Cặt ở trung tâm xã Tam Hợp cũng là một trong những nơi có nhiều cá Mát nhất huyện Tương Dương

Cá Mát (tên khoa học là Onychostoma gerlachi, W. K. H. Peters, 1881, còn được gọi là cá sỉnh cao, cá niên) - một loài cá đặc sản quý hiếm và có giá trị kinh tế rất cao, là 1 trong 6 loài thủy sản cần được bảo tồn, phát triển ở các dòng sông, suối ở vùng cao tỉnh Nghệ An nói chung và ở vùng núi huyện Tương Dương nói riêng. Tuy nhiên, trước nguy cơ môi trường nước đầu nguồn khe suối ngày càng ô nhiễm, cộng với thực tế một số loại thủy sản bị khai thác quá mức, đặc biệt là Cá Mát… nếu không có biện pháp bảo tồn và phát triển hiệu quả thì nguy cơ tận diệt là điều khó tránh khỏi. 

Trước nguy cơ môi trường nước đầu nguồn khe suối ngày càng ô nhiễm, một số loại thủy sản bị tận diệt, chính quyền và nhân dân trên địa bàn đã xây dựng và triển khai mô hình bảo vệ các giống cá khe suối, trong đó, chủ yếu là cá Mát; vừa góp phần tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vừa phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng của huyện Tương Dương. Đặc biệt, Sở NN & PTNN Tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 875QĐ-SNN.QLKTKHN ngày 12/11/2020 về việc phê duyệt báo cáo Điều tra, nghiên cứu mô hình bảo tồn và phát triển con cá Mát gắn với du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, do Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học trực tiếp thực hiện. Đây là việc làm cần thiết để khai thác hiệu quả những thế mạnh của địa phương nhằm phát triển kinh tế bền vững, cải thiện đời sống của nhân dân, nhưng vẫn bảo vệ được cảnh quan, môi trường và các nguồn lợi thiên nhiên.

Trên cơ sở đó, địa phương đã  xây dựng Quy chế bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cá mát tại 5 thôn bản thuộc xã Tam Hợp (Bản phòng, Phà Lỏm, …..) nhằm tạo hành lang pháp lý để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và nguồn lợi thủy sản nhằm phục vụ sinh kế và phát triển du lịch sinh thái bền vững; Nâng cao hiệu quả quản lý của cộng đồng dân cư bản Xốp Nậm đối với cảnh quan, môi trường và nguồn lợi thủy sản trong khu vực quản lý của cộng đồng; đồng thời tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.

Quy chế cũng xác định cụ thể về cảnh quan và nguồn lợi thủy sản tại địa bàn. Theo đó,  nguồn lợi thủy sản gồm: các loài thủy sinh vật (rong, rêu, tôm, cá,…) được khai thác từ các dòng sông, suối trong khu vực quản lý của địa phương. Cảnh quan bao gồm: Các khu rừng, dòng sông, suối, thác nước, bãi đá, bãi cát, cây cảnh, hoa cảnh,… từ tự nhiên và các công trình, cảnh vật, cây cối… do con người tạo ra để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của cộng đồng. 

Cá mát trong lòng suối

Riêng về nguồn lợi thủy sản, bao gồm các hệ thống sông, suối trên địa bàn, được giao cho UBND xã để  UBND xã giao cho cộng đồng trực tiếp quản lý, bảo vệ, khai thác theo hướng bền vững. Trong đó, Cộng đồng dân cư bản Xốp Nặm chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững khu vực cảnh quan, môi trường và các thủy vực ở trên địa bàn bản mình. Các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản được quy định rất cụ thể trong bản Quy chế; như: BQL bản Xốp Nặm (dưới sự chỉ đạo của UBND xã) sẽ điều phối mật độ khai thác của các hộ trong Khu vực hạn chế khai thác, 1 tuần mỗi hộ được khai thác 1 lần, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản chung của cả bản. Mọi người dân trong bản đều có nghĩa vụ phát hiện và báo cáo với BQL về những hành vi vi phạm quy định chung. Mọi người dân trong bản đều có quyền lợi được khai thác thủy sản trong Khu vực hạn chế khai thác khi được BQL bản cho phép và được khai thác ở tất cả các đoạn sông suối bên ngoài Khu vực bảo vệ nghiêm ngặtKhu vực hạn chế khai thác vào các tháng 1, 4, 5, 6, 9, 10, 11, 12 hàng năm v.v… Bên cạnh đó, BQL bản có trách nhiệm thống kê các đối tượng tham gia đánh bắt thủy sản và ký cam kết bảo vệ cảnh quan, môi trường, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản; Đồng thời tổ chức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ hiểu rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan, tham gia quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản phục vụ sinh kế cộng đồng và du lịch sinh thái…

Trong giai đoạn hiện nay, bảo tồn cá Mát là việc làm hết sức quan trọng nhằm khôi phục và gìn giữ loài cá quý hiếm; đồng thời góp phần phát triển kinh tế du lịch đúng hướng và bền vững ở miền Tây Nghệ An nói chung và tại Tam Hợp - Tương Dương nói riêng. Vì vậy, bảo tồn loài Cá Mát là một việc làm có thể đạt nhiều mục đích thiết thực.