15/01/2025 lúc 07:19 (GMT+7)
Breaking News

Bộ Y tế đề nghị siết chặt quy định với khách quốc tế: Không nên phân biệt khách tây – khách ta

Cận kề mốc mở cửa du lịch hoàn toàn từ ngày 15/3, nhưng lãnh đạo Bộ Y tế có công văn đề nghị bổ sung thêm nhiều quy định đối với khách nhập cảnh vào Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, với quy định này, rất khó để khách quốc tế “mở lòng” với ngành du lịch nước nhà.

Cận kề mốc mở cửa du lịch hoàn toàn từ ngày 15/3, nhưng lãnh đạo Bộ Y tế có công văn đề nghị bổ sung thêm nhiều quy định đối với khách nhập cảnh vào Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, với quy định này, rất khó để khách quốc tế “mở lòng” với ngành du lịch nước nhà.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt quy định với khách quốc tế: Không nên phân biệt khách tây – khách ta

Tại cuộc họp ngày 15/2 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, Chính phủ đã đồng ý đề xuất mở cửa du lịch từ 15/3 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL). Theo đó, khách chỉ cần xét nghiệm 1 lần, chờ cách ly 1 ngày đầu tiên sau khi nhập cảnh chứ không chờ lâu hơn.

Trong khi Bộ VHTTDL muốn đón cả nhóm khách có nguy cơ cao (chưa tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19), chỉ cần đi cùng người bảo hộ đáp ứng đủ điều kiện phòng chống dịch, thì Bộ Y tế khuyến cáo nhóm này, gồm người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền hạn chế đi du lịch cho đến khi có thông báo mới.

Và theo dự thảo, khách được tham gia du lịch ngay khi nhập cảnh vào Việt Nam có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính, nhưng Bộ Y tế đòi trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh), hành khách không rời khỏi nơi lưu trú, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Bộ Y tế cũng khuyến cáo trong vòng 72 giờ đầu kể từ khi nhập cảnh, hành khách không nên rời khỏi nơi lưu trú. Trường hợp ngày thứ 2 và 3 khách cần rời khỏi nơi lưu trú thì phải làm xét nghiệm SARS-CoV-2 hằng ngày (xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc PCR) âm tính.

Những người làm du lịch nghe thông tin Chính phủ đồng ý với Bộ VHTTDL đã rất vui mừng, hy vọng từ ngày 15/3 việc mở cửa đúng theo tinh thần thích ứng an toàn, mở cửa hoàn toàn như trước dịch Covid-19. Tuy nhiên, niềm vui ấy chưa kéo dài được bao thì bị dập tắt bởi góp ý của Bộ Y tế. Nhiều ý kiến cho rằng dường như Bộ Y tế đang phân biệt đối xử với khách quốc tế.

Tổng giám đốc một công ty du lịch lớn có trụ sở tại quận 1, TP.HCM bức xúc khi nhận thông tin mới của Bộ Y tế. "Khách quốc tế người ta đâu có giỡn được. Họ xách ba lô lên chương trình đi chơi, vé máy bay... thì đúng phút chót thay đổi là rất khó chịu. Nếu cách làm không đồng bộ từ cơ quan ban ngành, bản thân doanh nghiệp du lịch cũng rất e dè trong việc bán tour", vị này nói.

Ông Huỳnh Văn Sơn, chủ tịch HĐQT Công ty Ngôi Sao Biển Sài Gòn băn khoăn trước các góp ý của Bộ Y tế mang tính phân biệt đối xử giữa khách trong nước và khách quốc tế khi đặt ra hàng rào kỹ thuật về cách ly, xét nghiệm.

Theo ông Sơn, du khách đến Việt Nam, đáp ứng đủ điều kiện dịch tễ, phải được hưởng tự do đi lại, còn ai có bệnh thì được chăm sóc, cách ly y tế phù hợp. Ông Sơn băn khoăn không hiểu tại sao lại đặt ra quy định này, nó kéo lùi chính sách quốc gia đang muốn mở cửa du lịch.

"Ở góc độ du lịch, tôi rất mong Chính phủ cần có chính sách nhanh chóng, mang ý nghĩa chào đón du khách đến Việt Nam. Chúng ta đã bỏ ra rất nhiều công sức, phủ kín vắc xin, thì không có lý do gì đặt ra kỹ thuật như thế" , ông Sơn nói.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng nhấn mạnh, với những góp ý của Bộ Y tế thì cộng đồng doanh nghiệp tin rằng khách du lịch gần như không quan tâm tới việc đến du lịch Việt Nam, chỉ những khách quá cần thiết như đi công vụ, đầu tư, thăm thân, học hành mới phải đến Việt Nam, du lịch hàng không sẽ càng khó khăn.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) mong rằng khách du lịch nội địa, khách quốc tế cần phải được bình đẳng. Không thể cùng là du khách, điều kiện tiêm chủng như nhau, cùng đến du lịch ở vùng xanh, vàng như nhau nhưng khách quốc tế bị phân biệt đối xử! Như thế làm sao thu hút trở lại khách quốc tế đến Việt Nam?!

“Những người làm du lịch đều mong muốn Bộ Y tế cần xem xét, đưa ra quy định vừa đảm bảo để khống chế việc lây nhiễm đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phục hồi, việc đi lại thông thoáng. Trong khảo sát gần đây của TAB, 90% số khách trả lời nếu bị cách ly họ không đi du lịch. Người Việt cũng trả lời như thế, chúng ta đưa ra điều kiện này, đồng nghĩa với chúng ta không có khách du lịch quốc tế đến Việt nam, hoặc có thì rất ít”, ông Chính nói.