27/11/2024 lúc 11:21 (GMT+7)
Breaking News

Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An - 65 năm xây dựng và phát triển

VNHN - Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An trực thuộc Sở Y tế Nghệ An, được thành lập từ năm 1954 với tên gọi “Trạm dưỡng thương” trực thuộc Bộ Y Tế quản lý, có chức năng phục vụ thương, bệnh binh, lão thành cách mạng và cán bộ Tỉnh ủy giới thiệu. Sau khi được thành lập, Trạm dưỡng thương đã nhanh chóng hoàn chỉnh bộ máy lãnh đạo, các phòng chức năng, các phòng điều trị lâm sàng, cận lâm sàng…Mặc dù khó khăn do chiến tranh, cơ sở hạ tầng hạn chế, trang thiết bị còn thiếu, song công tác khám, ch

VNHN - Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An trực thuộc Sở Y tế Nghệ An, được thành lập từ năm 1954 với tên gọi “Trạm dưỡng thương” trực thuộc Bộ Y Tế quản lý, có chức năng phục vụ thương, bệnh binh, lão thành cách mạng và cán bộ Tỉnh ủy giới thiệu.

Sau khi được thành lập, Trạm dưỡng thương đã nhanh chóng hoàn chỉnh bộ máy lãnh đạo, các phòng chức năng, các phòng điều trị lâm sàng, cận lâm sàng…Mặc dù khó khăn do chiến tranh, cơ sở hạ tầng hạn chế, trang thiết bị còn thiếu, song công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân luôn đạt hiệu quả cao. Trong quá trình phát triển phải di chuyển nhiều nơi, gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất song Bệnh viện luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay, Bệnh viện được xây dựng khang trang với 03 tòa nhà 4 tầng, 02 tòa nhà 02 tầng, 02 dãy nhà 01 tầng; đóng tại 220, đường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An.

 Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là một trong những đơn vị đầu tiên trong tỉnh cũng như trong nước đã đăng ký tự chủ hoàn toàn về chi ngân sách thường xuyên; Cơ cấu tổ chức bộ máy có 16 khoa phòng, trong đó có với 9 khoa chuyên môn, 7 phòng chức năng; Hàng năm, đơn vị tiếp đón, phục vụ, điều trị và PHCN cho gần 7.000 lượt bệnh nhân trong và ngoài tỉnh.

          Trải qua 65 năm, bệnh viện đã nhiều lần thay đổi tên gọi, địa điểm:Tiền thân của Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là Trạm dưỡng thương bệnh binh, được thành lập trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (vào ngày 15/7/1954), đóng tại xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (1954 - 1960). Từ năm 1961 - 1964 chuyển ra xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Trạm dưỡng thương đã tiếp nhận điều trị, điều dưỡng cho hàng nghìn thương - bệnh binh và cũng là một cơ sở y tế phục vụ người bệnh trong thời chiến. Do chiến tranh khốc liệt, để tránh sự tàn phá của chiến tranh, Trạm dưỡng thương được chuyển lên đóng tại xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An (từ năm 1965 -1975). Năm 1976, Trạm Dưỡng thương đổi tên thành “Viện Điều dưỡng” chuyển về đóng tại xã Nghi Hương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh(1976 - 1981). Năm 1982 Viện Điều dưỡng được chuyển về thị trấn Cửa Lò, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (1982 - 1999).  Ngày 09/7/1999 Ủy ban nhân tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 2202/QĐ-UB.TCCQ thàng lập “Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Nghệ An” trên cơ sở Viện Điều dưỡng. Ngày 07/11/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 85/2014/QĐ-UBND đổi tên thành “Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An”.

Đóng chân trên địa bàn thị xã du lịch biển Cửa Lò, đã không ít người lầm tưởng đây là nơi an dưỡng, nghỉ ngơi và tắm biển. Nhưng thực chất đây là Bệnh viện khám bệnh, chữa bệnh, chuyên khoa phục hồi chức năng hạng II tuyến tỉnh duy nhất của  tỉnh Nghệ An, với quy mô 310 giường bệnh kế hoạch nội trú. Số giường bệnh thực kê là 470 giường. Hàng năm  bệnh viện đã đón tiếp, khám chữa bệnh và PHCN cho gần 7.000 ngàn lượt bệnh nhân đến điều  trị và phục hồi chức năng nội trú tại bệnh viện. 

Tất cả người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đều được khám  chữa bệnh (KCB) và Phục hồi chức năng (PHCN) chữa bệnh tại đây. Với các bệnh về thần kinh;  bệnh cơ - xương - khớp;  bệnh hô hấp mạn tính; bệnh biến chứng do bệnh hoặc sau phẫu thuật như: Liệt nửa người do Tai biến mạch máu não; Khó nói, nói ngọng; rối loạn ngôn ngữ; rối loạn phát âm…, Thoát vị đĩa đệm cột sống, đau thần kinh tọa, đau thần kinh cánh tay, đau vái gáy, đau thần kinh số V, liệt thần kinh số VII, sau các tai nạn, sau các phẫu thuật sản khoa, ngoại khoa, chấn thương, chỉnh hình, phẫu thuật lồng ngực v.v….Các bệnh suy nhược thần kinh; Các Bệnh về khuyết tật; Trẻ bại não, bại liệt ở trẻ em, bệnh đao, bệnh yếu cơ; Liệt do chấn thương tủy sống; Các bệnh về yếu chức năng sinh dục; Đái dầm; Đại tiểu tiện không tự chủ; Bệnh tự kỷ…. 

Trụ sở bệnh viện

Người bệnh sẽ được điều trị bằng  trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống thủy trị liệu; Bó Paraffine; Máy siêu âm điều trị đa tần; Máy điện từ trường; Điện từ trường cao áp; Máy từ trường rung nhiệt; Máy Laser châm; MáyLaser nội mạch; Máy Laser cường độ cao; Siêu âm điều trị; Máy điều trị Điện xung kết hợp siêu âm điều trị; Máy kéo giãn cột sống; Máy nhiệt trị liệu bằng trở kháng và điện dung; Máy nén ép tự động; Máy điện châm đa năng; Máy điều trị nhiệt nóng lạnh; Máy Điện phân thuốc; Điện châm; Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt; Thủy châm; Chiếu đèn hồng ngoại; Sóng xung kích điều trị; Điện vi dòng giảm đau; Máy sóng ngắn; Bó thuốc; Cứu điếu ngải; Ôn châm điếu ngải; Hệ thống xông hơi điều trị…; Hệ thống tập ròng rọc; Ghế Hawai luyện tập điều trị, máy sóng điện từ, máy điện châm 6 kênh, máy điện châm hẹn giờ, máy kích thích điện cơ, máy hiệu ứng đa năng; Máy tens giảm đau và kích thích hoạt động thần kinh; Máy kích thích điện cơ; Máy chẩn đoán điện thần kinh cơ; máy hút dịch; máy hút đờm rãi, máy đứng rung toàn thân; Máy rung lắc massage; Xe đạp lực kế; Máy trung tần Đông Á; máy điện châm; Thiết bị lượng giá tập thăng bằng.

Giờ ăn trưa của các Bệnh nhân

Cùng với các hệ thống trang thiết bị Phục hồi chức năng cho người bệnh luyện tập như: Hệ thống tập đa chức năng;  Hệ thống đánh giá và Phục hồi chi trên và chi dưới; Hệ thống ép chân/tập chi dưới di động; Máy tập đa năng bằng trở kháng; Hệ thống phục hồi chức năng đa khớp; Hệ thống phục hồi chức năng khớp gối; Ghế phục hồi chức năng khớp gối; Máy tập chức năng bằng trở kháng lực; Giường vật lý trị liệu; Hệ thống giàn treo đa năng; Lồng tập phục hồi chức năng; Ghế tập cơ tứ đầu đùi; Các hệ thống hoạt động trị liệu kèm bàn; Các hệ thống tập ngôn ngữ trị liệu; Các kỹ thuật hoạt động trị liệu như: tập nuốt, tập nhai, tập nói, tập phát âm, tập giao tiếp, tập cho người thất ngôn, tập luyện giọng, tập sửa lỗi phát âm; Hệ thống hoạt động trị liệu; Các kỹ thuật hoạt động trị liệu như: tập sử dụng và điều khiển xe lăn, hướng dẫn người bệnh liệt nửa người ra vào xe lăn, tập các vận động thô của bàn tay, tập phối hợp thô của hai bàn tay, tập phối hợp mắt tay, tập phối hợp tay miệng, tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, vui chơi giải trí v.v…), tập điều hòa cảm giác, tập tri giác và nhận thức, tập các chức năng vận động hàng ngày với các dụng cụ trợ giúp thích nghi; tập vận động thụ động, tập vận động có trợ giúp, tập vận động thụ động, tập vận động cho tứ chi, tập vận động toàn thân, tập kéo dãn, tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người, tập tay và bàn tay cho người bệnh liệt nửa người, tập đứng và đi cho người bệnh liệt nửa người, tập tư thế đứng cho người bệnh liệt tủy, tập lăn trở khi nằm, tập thay đối tư thế từ nằm sang ngồi, tập ngồi thăng bằng tĩnh và động, tập thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, tập dáng đi, tập đi với thanh song song, tập đi với khung tập đi, tập đi với bàn xương cá, tập đi với máy thảm lăn, tập lên xuống cầu thang, tập đi trên các địa hình, tập đi với chân giả trên gối và dưới gối, tập vận động trên bóng, tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể chi trên, chi dưới, và chức năng tập với thang tường, ròng rọc, dụng cụ quay khớp vai, dụng cụ chèo thuyền, giàn treo các chi, ghế tập mạnh cơ tứ đầu đùi, xe đạp lực kế, thăng bằng với bàn bập bênh, tập với bàn nghiêng, tập các kiểu thở, tập ho có trợ giúp; Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế, kéo nắn, di động khớp, di động mô mềm, tập duỗi đóng và duỗi mở, kỹ thuật ức chế co cứng cơ tay, cơ chân và co cứng thân mình; Kỹ thuật ức chế và phá vỡ các phản xạ bệnh lý; Kỹ thuật kiểm soát đầu cổ và thân mình; Tập mạnh cơ sàn chậu (Trong các người bệnh tai nạn tổn thương xương chậu, xương háng), hệ thống thanh song song và bục tập đi; Hệ thống lượng giá chức năng: Người khuyết tật, tim mạch và hô hấp, tâm lý, tri giác và nhận thức, ngôn ngữ, thăng bằng, dáng đi, sinh hoạt hàng ngày, Lao động hướng nghiệp, Sự phát triển của trẻ em theo tuổi, sự phát triển tâm thần kinh ở trẻ bằng test Denver; Thử cơ bằng tay; Đo tầm vận động khớp v.v…; Cầu thang tập đi; Bàn chỉnh thế; Xe đạp luyện tập; Bàn chạy tại chỗ; Kỹ thuật tập đường ruột cho người bệnh tổn thương tủy sống; Can thiệp rối loạn đại tiện bằng phản hồi sinh học; Băng nẹp bảo vệ bàn tay chức năng (trong liệt tứ chi).

TH.S, BS Thái Thị Xuân - Giám đốc bệnh viện trực tiếp khám cho bệnh nhân

Hệ thống Hồi sức cấp cứu: Máy thở, máy truyền dịch, bơm tiêm điện, máy theo dõi Monitor, hệ thống thở ô xy, hệ thống giường cấp cứu hiện đại, xe đẩy cáng cấp cứu, xe lăn, máy hút đờm dãi, ô tô cứu thương, cáng cứu thương, mặt nạ thở ô xy, túi ô xy, Ambu bóp bóng, hộp chống shock, dụng cụ và thuốc chống shock phản vệ...

Giáo sư Cao Minh Châu hướng dẫn chăm sóc cho bệnh nhân

Cùng nhiều máy móc thiết bị hiện đại khác trong Cận lâm sàng để hỗ trợ cho các y, bác sỹ trong việc chẩn đoán sát đúng nguyên nhân gây bệnh để có Phác đồ và quy trình điều trị hiệu quả và an toàn cao nhất cho người bệnh như. Máy XQ kỹ thuật số, Máy xét nghiệm sinh hóa máu tự động hoàn toàn, máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm sinh hóa nước tiểu, máy xét nghiệm đường huyết, Máy siêu âm màu chẩn đoán 3D, máy điện não đồ, Máy lưu huyết não, máy điện tim 6 cần, máy đo độ loãng xương, máy nội soi tai mũi họng, bộ thăm khám phụ khoa. 

Đội ngũ nhân viên phục vụ chu đáo, nhiệt tình, coi bệnh nhân như người nhà. Đặc biệt, người bệnh được được bệnh viện sắp xếp phòng bệnh tại bệnh viện như một phòng khách sạn, có đầy đủ tiện nghi như: vệ sinh khép kín, tủ lạnh, truyền hình cáp, Wifi, điều hòa, nóng lạnh, giấy vệ sinh, được cấp cho từng người bệnh…, có nhân viên phục vụ hộ lý dọn phòng bệnh thường xuyên hàng ngày sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng; quang cảnh ngoài phòng bệnh là: cây xanh, hoa lá đủ sắc màu, thông thoáng, có đội vệ sinh làm việc thường xuyên, bảo đảm môi trường trong lành, xanh và sạch đẹp…

BV chiếu phim nâng cao đời sống tinh thần cho bệnh nhân

Từ đầu năm 2017 đến nay, bệnh viện đã mời Các chuyên gia đầu ngành PHCN thần kinh...đó là: Giáo sư, Tiến sỹ Cao Minh Châu nguyên Chủ nhiệm bộ môn PHCN Đại Học Y Hà Nội, nay là Tổng Thư ký Hội PHCN Việt Nam; GS.TS Nguyễn Văn Chương, Nguyên Chủ nhiệm Bộ Môn Nôi Thần Kinh Bệnh viện 103, Học viện Quân Y; dược sỹ cao cấp Nguyễn Thị Phương Châm.. cùng nhiều chuyên gia khác về Y học cổ truyền, Hồi sức cấp cứu, quản lý chất lượng bệnh viện, dược lâm sàng, 5S... về hỗ trợ, giảng dạy, hướng dẫn, thăm khám, điều trị trực tiếp cho người bệnh và đào tạo nhân lực cho cán bộ bệnh viện; Đồng thời mời các chuyên gia về Hồi sức Cấp cứu; quản lý chất lượng bệnh viện, 5S, kiểm soát nhiễm khuẩn; đào tạo về kỹ năng ứng xử giao tiếp; nâng cao tác phong đạo đức nghề nghiệp hướng tới sự hài lòng người bệnh;

Bệnh viện đã hợp tác với Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để đào tạo chuyên khoa định hướng về PHCN cho 53 bác sỹ làm việc tại Bệnh viện; Hiện Bệnh viện đang tiến hành thủ tục kết hợp với Trường Đại Học Y hà nội để đào tạo Chuyên khoa cấp I (CKI) cho các bác sỹ đang làm việc tại Bệnh viện.

Bệnh viện thường xuyên mở các lớp đào tạo liên tục về nhiều lĩnh vực để đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ viên chức lao động trong toàn bệnh viện. Thường xuyên cử cán bộ đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ liên tục đổi mới từ nhiều nước.

Từ tháng 9/2018 đến nay Bệnh viện đã và đang làm việc bàn bạc thương thảo với Công ty cổ phần dưỡng lão và PHCN Taiyo Nhật Bản, và đang tiến hành các thủ tục để hợp tác Mở Trung Tâm PHCN và dưỡng lão Tại Nghệ An; Dự kiến tháng 4/2020 Trung Tâm PHCN và dưỡng lão Việt - Nhật Taiyo - Nghệ An sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Ths.Bs Thái Thị Xuân - Giám đốc bệnh viện cho biết: Mục tiêu hoạt động của bệnh viện PHCN Nghệ An cũng như Trung tâm PHCN và dưỡng lão Việt - Nhật Taiyo - Nghệ An là: Phục hồi chức năng cho người bệnh càng sớm càng tốt. Phục hồi chức năng ngay tại giai đoạn bệnh vừa mới khởi phát (Giai đoạn cấp). Phục hồi chức năng không chỉ là PHCN cho người bệnh sau khi mắc bệnh đã được điều trị, mà phục hồi chức năng còn nhằm mục đích phòng ngừa bệnh tật, phòng ngừa tai biến, phòng ngừa khuyết tật. Phục hồi chức năng hướng tới cộng đồng nhằm mục đích giảm thiểu tối đa thời gian nằm viện của người bệnh, qua đó giảm gánh nặng và chi phí cho người bệnh, gia đình và toàn cộng đồng xã hội. Phục hồi chức năng nhằm trả lại sức lao động, trả lại sức khỏe, hướng người bệnh, người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, người khuyết tật có thể lao động làm việc nuôi sống bản thân, thậm chí người khuyết tật có thể cưu mang được những người bệnh nặng, trẻ nhỏ, người già trong gia đình và giúp ích cho cộng đồng xã hội. Điều trị bệnh không chỉ là hoàn trả lại cấu trúc giải phẫu mà còn là mục tiêu lớn hơn là hoàn trả lại chức năng sống, chức năng sinh hoạt, trả lại sức lao động đó chính là Phục hồi chức năng mà cũng chính là mục tiêu mà bệnh viện PHCN Nghệ An đã và đang đặt ra từ lâu nay và tiếp tục tăng cường để ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của mọi người dân không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn hướng tới vươn tầm Quốc tế thế giới.

Bệnh viện PHCN không chỉ quan tâm đến người bệnh là Người cao tuổi mà còn đặc biệt quan tâm đến người bệnh là những đối tượng trẻ tuổi, trẻ em và đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động. Với mọi đối tượng người bệnh, ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền, mọi tầng lớp xã hội đều được Bệnh viện PHCN quan tâm để giúp họ sớm có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế tiên tiến hiện đại có kết hợp hài hòa Y học cổ truyền Việt Nam và phương Đông nhằm trả lại chức năng tối ưu nhất cho mọi người bệnh khi được tiếp cận với dịch vụ y tế của bệnh viện PHCN Nghệ An. Tiếp cận PHCN ngay từ giai đoạn bệnh vừa bắt đầu gọi là giai đoạn cấp tính, đến bán cấp và mạn tính. Quan trọng nhất là vấn đề phát hiện phòng ngừa bệnh tật, phòng ngừa khuyết tất, phòng ngừa tái phát bệnh, phòng ngừa khuyết tật thứ cấp,  phòng ngừa khuyết tật dẫn đến tàn phế.

Để đáp ứng nhu cầu cũng như phục vụ lượng người bệnh ngày càng đông, Bệnh viện đang huy động mọi nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng số giường bệnh, cùng với đội ngũ y, bác sỹ ngày càng được chuẩn hóa. Hiện tại bệnh viện có 53 bác sỹ; 146 điều dưỡng, kỹ thuật viên và các nhân viên kỹ thuật khác. Hàng năm bệnh viện tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại kiến thức chuyên môn và nâng cao tay nghề  cho cán bộ viên chức, nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng kỹ thuật viên cũng như những cán bộ, viên chức, kỹ thuật chuyên ngành trợ giúp cho công tác chuyên môn của Bệnh viện ngày càng phát triển. Bệnh viện có sự hỗ trợ của phòng PA03 Công An tỉnh để đảm bảo An ninh chính trị nội bộ của đơn vị. Phối kết hợp với Công an trên địa bàn Thị xã, mà chủ lực là Công an phường Nghi Thu để hợp đồng Bảo vệ Bệnh viện đảm bảo An ninh trật tự  an toàn tuyệt đối trong toàn bệnh viện từ tài sản cũng như con người CBVC, người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến làm việc. Hợp đồng với Cơ quan môi trường đô thị Thị xã Cửa Lò để đảm bảo môi trường: “Xanh - Sạch - Đẹp” trong toàn bệnh viện.

Bệnh viện không ngừng đổi mới và nâng cao trình độ chuyên môn để mang đến cho bệnh nhân phương pháp khám chữa bệnh tốt nhất. Thành lập thêm các khoa chuyên môn, các phòng chức năng. Đào tạo chuyên sâu chuyên ngành PHCN và các chuyên ngành hỗ trợ; dự án Xây dựng hệ thống xử lý chất thải hiện đại với tổng giá trị đầu tư là 29,5 tỷ đồng đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành tuyến tỉnh về PHCN, đồng thời triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở y tế "Xanh-Sạch-Đẹp" theo Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 15/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Thấu hiểu giá trị của sức khỏe và coi trọng "sự hài lòng" và "niềm tin" của người bệnh, Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An luôn đặt lợi ích, sự an toàn của người bệnh lên trên hết và xem đó là thước đo của sự thành công và là mục tiêu chiến lược cho sự phát triển bền vững.

Bệnh viện luôn tâm niệm rằng, trong lĩnh vực điều trị vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, để làm được điều đó - nhân tố con người là quan trọng nhất! 
Là quyết định niềm tin và sự hài lòng của người bệnh và hơn hết là sự thành công của các ca điều trị. Bởi vậy, Bệnh viện luôn cố gắng hết sức để cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên sâu về phục hồi chức năng và am hiểu một cách tổng quát về các chuyên ngành liên quan. Điều đó, giúp cho bác sỹ có cái nhìn tổng thể trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra các giải pháp phù hợp vừa đảm bảo tốt phác đồ và quy trình điều trị, vừa đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong điều trị.

Cùng với nhân tố con người, việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, khang trang theo mô hình "bệnh viện - khách sạn " cũng như hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến được áp dụng vào khám, điều trị đã góp phần hỗ trợ tối đa các thao tác của bác sỹ, điều dưỡng và kỹ thuật viên trong qúa trình làm kỹ thuật, thủ thuật phục hồi chức năng cũng như nâng cao khả năng phát hiện sớm các nguy cơ từ người bệnh.

Đến với bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An, người bệnh còn được thụ hưởng những tiện ích đặc biệt như: thăm khám, điều trị, phục hồi chức năng, chăm sóc, tư vấn tâm lý và thư giãn… theo quy trình chuẩn.  Bệnh viện không chỉ hướng tới mục đích khám chữa bệnh phục hồi chức năng an toàn, chuyên nghiệp mà còn muốn người bệnh có dịp được trải nghiệm ăn, ở, phục vụ như một "du khách". Những ngày điều trị tại bệnh viện của người bệnh trở thành khoảng thời gian nghỉ dưỡng phục hồi chức năng thực sự tại bãi biển Cửa Lò xinh đẹp! Tất cả những gì người bệnh cần khi đến Bệnh viện phục hồi chức năng là: Gạt bỏ hết mọi lo toan, suy tư để hoà mình vào môi trường, không gian mát mẻ, thoải mái, sang trọng và tự tin hưởng thụ những dịch vụ y tế phục hồi chức năng hoàn hảo nhất! Chúng tôi xem đó là sợi dây nối kết tình cảm đáng trân trọng và cũng là động lực để mô hình:  "Bệnh viện - khách sạn", “Xanh - Sạch - Đẹp”  và “Thân Thiện” không ngừng phát triển vì sứ mệnh: “Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và nhu cầu phục hồi chức năng kết hợp nghỉ dưỡng” của mọi người dân khi đến đây chữa bệnh và người khuyết tật có nhu cầu. Cũng như việc Phòng ngừa các di chứng sau các ca điều trị và phòng ngừa khuyết tật.

Bệnh viện là một trong những đơn vị được Sở Y tế Nghệ An đánh giá cao trong công tác nâng cao toàn diện chất lượng khám chữa bệnh, PHCN từ nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ, thái độ chăm sóc bệnh nhân, đầu tư cơ sở vật chất, tranh thiết bị y tế, được người bệnh hài lòng, khen ngợi…

Không chỉ là cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và tổ chức an dưỡng cho người bệnh và các đối tượng khác có nhu cầu, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An còn là ngôi nhà chung gắn kết người bệnh, người già bằng sự gần gũi, sẻ chia và tận tâm chăm sóc.

Để người bệnh tin tưởng, đến khám và điều trị, bệnh viện đã triển khai bằng nhiều hình thức, trong đó quan trọng nhất là luôn quan tâm đến chất lượng khám chữa bệnh - phục hồi chức năng và tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Công tác tiếp đón, hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh của bộ phận chăm sóc khách hàng được thực hiện thường xuyên 24/24. Người bệnh điều trị nội trú có phòng khép kín đầy đủ phương tiện ti vi cáp, điều hòa, nóng lạnh; tổ chức chiếu phim vào ngày cuối tuần cho bệnh nhân; bệnh viện hỗ trợ các sinh hoạt hàng ngày mà người bệnh không phải đóng thêm chi phí khác.

Ths.Bs Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: “Với mong muốn mang đến cho người bệnh một loại hình dịch vụ y tế mới hiện đại - tiện nghi - chất lượng cao với mực chi phí thấp nhất, Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An luôn nỗ lực vì sự hài lòng của người bệnh. Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư thêm các trang thiết bị y tế hiện đại, xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ y tế vừa có trình độ chuyên môn giỏi, vừa có tấm lòng nhân ái, tận tâm, hết lòng phục vụ bệnh nhân. Không có phần thưởng nào cao quý, ý nghĩa hơn sự tin tưởn, sự hài lòng của chính người bệnh và thân nhân người bệnh giành cho người thầy thuốc”.

Với những nỗ lực cố gắng vượt khó trong 65 năm qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã nhận được những phần thưởng cao quý từ các cấp: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế giai đoạn 2015 - 2016; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tặng Tập thể Lao động xuất sắc; Ủy ban nhân dân Thị xã Cửa Lò công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”; Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Nghệ An tặng Bằng khen Tập thể cán bộ, đoàn viên thanh niên vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2016; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã Cửa Lò tặng Giấy khen Đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở….

Chúng tôi tin tưởng rằng, với truyền thống 65 năm xây dựng và phát triển, với sự tận tâm, nhiệt huyết của tập thể cán bộ, nhân viên, Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An sẽ tiếp tục phát triển, xứng đáng “Lương y như từ mẫu”; Đạt mục tiêu đề ra Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là “Nơi gửi gắm niềm tin” của mọi người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, an dưỡng và dưỡng lão./.