21/01/2025 lúc 03:50 (GMT+7)
Breaking News

Bến Tre: Nâng cao hiệu quả Đề án tái cấu trúc nông nghiệp 2020 - 2025

VNHN - Giai đoạn 2020 -2025, với phương châm “Dân chủ, kỷ cương, đoàn kết, đổi mới, hành động”. Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đề ra mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên cơ sở thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường theo hướng đảm bảo phát triển bền vững.

VNHN- Giai đoạn 2020 -2025, với phương châm “Dân chủ, kỷ cương, đoàn kết, đổi mới, hành động”. Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đề ra mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên cơ sở thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường theo hướng đảm bảo phát triển bền vững.

Điểm nhấn của nền nông nghiệp tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2015 – 2020 vừa qua là kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tình hình sản xuất của tỉnh có nhiều khó khăn và thách thức nhưng ngành đã giữ vững ổn định, góp phần cho sản xuất kinh tế phát triển toàn diện. Các chỉ tiêu cơ bản về số lượng, năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả trên cây trồng và vật nuôi đều đạt và vượt mục tiêu nghị quyết đề ra, phát triển theo hướng ổn định và bền vững.

Trong nhiệm kỳ qua, sản xuất nông nghiệp tại Bến Tre đã vượt qua nhiều khó khăn cũng như thách thức và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hướng tích cực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân khu vực I ước đạt 5,04%, vượt chỉ tiêu so Nghị quyết Đảng bộ Sở (2,86%). Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của ngành nông nghiệp (khu vực I) trong giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 3,73%/năm (so Nghị quyết là 4%).

Sản xuất nông nghiệp tại Bến Tre đã vượt qua nhiều khó khăn cũng như thách thức và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ảnh: Internet

Cây ăn trái đã từng bước chuyển đổi theo hướng chú trọng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời hình thành được các vùng chuyên canh theo hướng hữu cơ, an toàn và thực hành nông nghiệp tốt trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Bến Tre hiện có trên 9 ngàn ha cây ăn trái, dừa và tôm biển được công nhận GAP và hữu cơ. Đã cấp 11 mã vùng trồng cây nhãn, chôm chôm và 31 mã cơ sở đóng gói… Diện tích lúa, mía giảm dần để chuyển sang trồng dừa và các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn như cây ăn trái, rau màu… Diện tích cây ăn trái tăng và phát triển theo hướng chuyên canh, trồng các loại cây đặc sản có giá trị cao (nhãn, chôm chôm, sầu riêng, bưởi da xanh…)

Diện tích lúa, mía giảm dần để chuyển sang trồng dừa và các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn như cây ăn trái, rau màu. Ảnh: Internet

Cùng với đó là nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trên cả 3 vùng sinh thái. Nuôi tôm chân trắng thâm canh, bán thâm canh có hiệu quả nên được nông dân đầu tư nuôi 2 vụ/ năm. Trong những năm gần đây, hình thức nuôi tôm chân trắng hai giai đoạn phát triển tốt.

Nhờ vào các chủ trương và định hướng đúng đắn. Đến nay, toàn tỉnh có 106 tổ hợp tác, 47 hợp tác xã, đạt 168% so với kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng chất lượng, an toàn và gia tăng hàm lượng ứng dụng khoa học và công nghệ. Các hình thức tổ chức sản xuất phát triển theo hướng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ gắn với thị trường.

Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế như sản xuất nông nghiệp còn manh mún, bó hẹp trong mô hình kinh tế hộ. Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp thiếu đồng bộ, chưa đủ mạnh. Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế, nhất là thiếu doanh nghiệp sơ chế, chế biến các sản phẩm từ tôm biển và trái cây.

Bến Tre xác định việc tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, quy mô lớn theo chuỗi giá trị và đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào sản xuất để tạo ra nguồn hàng hóa có chất lượng cũng như có sức cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, có 3 nhiệm vụ đột phá: Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động cho các tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp đã thành lập. Tập trung thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm”, chứng nhận 125 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao cấp Tỉnh trở lên. Đảm bảo các xã đạt chuẩn Nông thôn mới, có 80% Hợp tác xã đạt loại khá trở lên.

Với sự phấn đấu của quân và dân tỉnh Bến Tre cùng những thanh tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Trải qua các khó khăn cũng như thử thách cùng phương hướng phát triển có trọng tâm và định hướng đúng đắn. Trong giai đoạn mới hứa hẹn Bến Tre sẽ ngày một phát triển hơn nữa theo hướng bền vững, không những chủ động thích ứng được những thách thức của đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, mà còn không ngừng nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.