16/01/2025 lúc 11:57 (GMT+7)
Breaking News

Bát Xát đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP được thực hiện ở huyện Bát Xát hơn 3 năm nay và đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần tích cực trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống của nông dân, từng bước tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được thực hiện ở huyện Bát Xát hơn 3 năm nay và đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần tích cực trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống của nông dân, từng bước tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

OCOP (viết tắt theo tiếng Anh là One commune one product). Hiểu theo nghĩa tiếng Việt là mỗi xã (phường) một sản phẩm, cụ thể hơn là phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn. Để thực hiện Chương trình OCOP, sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, trên hết là phải đảm bảo chất lượng, quy định về an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường; sản phẩm phải có tên, bao bì ghi nhãn, xuất xứ hàng hóa theo quy định, được niêm yết giá...

Quy trình làm Miến đao sâm của hợp tác xã Minh Phúc, huyện Bát Xát.

Đến nay, huyện Bát Xát đã có 6 sản phẩm OCOP, tập trung ở nhóm thực phẩm và đồ uống, các sản phẩm được đánh giá cao, xếp hạng từ 3-4 sao. Trong đó có 3/6 sản phẩm đạt 4 sao là Miến đao sâm của hợp tác xã Minh Phúc, sản phẩm Gạo Séng Cù và sản phẩm gạo lứt Séng Cù của hợp tác xã Tiên Phong xã Mường Vi. Ngoài ra, các địa phương trên địa bàn huyện cơ bản đã xác định được những sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tuyên truyền hướng dẫn chủ thể người dân tham gia chương trình.

UBND huyện Bát Xát đã và đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh phối hợp với xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người dân tham gia Chương trình mỗi cây trồng, con vật chủ lực phấn đấu có 01 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên.

Người dân áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Tới đây, huyện sẽ tập trung vào xây dựng các sản phẩm từ rau an toàn, chè, dược liệu, cây ăn quả, thịt ngựa, Hoàng sin cô, chuối, đao riềng, sản phẩm từ cá nước lạnh. Tăng cường sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.

Địa phương đã xây dựng Đề án phát triển trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng một phần công nghệ cao với kinh phí trên 40 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2025, mỗi ha canh tác đạt đến 85 triệu đồng và có 25 sản phẩm OCOP./.