Mập mờ thông tin
Theo báo cáo này, đây là tháng phát hành thấp nhất cả năm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và còn thấp hơn cả tháng 2, thời điểm Tết vốn có tính chu kỳ với khối lượng thấp. Cụ thể, giá trị phát hành trong tháng đạt 9,4 nghìn tỷ đồng, giảm lần lượt 84% so với cùng kỳ và 58% so với tháng trước đó.
Theo đó, chỉ có 19 đợt phát hành trong tháng 8, chưa tính đến 3 lô trái phiếu phát hành không thành công của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Các lô trái phiếu trên ngoài việc có thể do lãi suất chào bán thấp và chưa hấp dẫn, các nhà đầu tư chủ yếu là các ngân hàng khác cũng không thực sự có nhu cầu mua TPDN khi đã đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 08/TT-NHNN và tuân thủ Thông tư 16/TT-NHNN về tín dụng trái phiếu doanh nghiệp của Ngân hàng Nhà nước cũng như chờ đợi việc nới room tín dụng để có thể giải ngân cho vay trong những tháng cuối năm.
Cũng theo báo cáo này, nhóm ngành Bất động sản cho thấy diễn biến tích cực trên thị trường TPDN khi giá trị phát hành tăng gấp 4,3 lần so với tháng trước, trong đó có 56% thuộc về Công ty Cổ phần Fuji Nutri Food với lô trái phiếu 1 nghìn tỷ VNĐ đáo hạn vào 12/08/2023. Các thông tin cụ thể về mục đích sử dụng vốn, tài sản đảm bảo và lãi suất trái phiếu không được công bố.
Theo Fiin Ratings ngành nghề kinh doanh chính của tổ chức phát hành là xây dựng nhưng trái phiếu chủ yếu phục vụ dự án bất động sản. Một điểm đáng lưu ý trong thời gian qua là một số doanh nghiệp có tên trong ngành xây dựng bao gồm CTCP Đầu tư Xây dựng Trường Khải, CTCP Xây dựng Minh Trường Phú và CTCP Xây dựng Kiến Hưng Thịnh nhưng về bản chất là các doanh nghiệp bất động sản và mục đích của trái phiếu phát hành nhằm phục vụ trực tiếp vào việc phát triển các dự án bất động sản trong đó các tổ chức tín dụng là bên mua và/ hoặc quản lý tài sản đảm bảo.
Đây là điểm quan trọng nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp cần quan tâm khi được các tổ chức phân phối thứ cấp ra thị trường thì cần đánh giá doanh nghiệp phát hành này và các rủi ro của dự án một cách kỹ lưỡng, nhất là trong bối cảnh thông tin về các tổ chức phát hành và mục đích sử dụng vốn không được công bố rõ ràng.
Bên cạnh đó là vấn đề chậm trả lãi và gốc của một số tổ chức phát hành. Theo báo cáo này, áp lực đáo hạn của các doanh nghiệp đang tăng cao trong thời gian qua trong bối cảnh nhiều “sóng gió” của ngành bất động sản như đã đề cập trong một số ấn bản, đã làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp ứng nghĩa vụ nợ vay.
Áp lực đáo hạn trái phiếu ngày càng cao
Làn sóng phát hành trái phiếu để huy động vốn không chỉ với ngành tín dụng và bất động sản. Đơn cử, theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ngày 25/1/2022, Tập đoàn Đèo Cả đã hoàn tất đợt phát hành lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào ngày 28/10/2024.
Trái phiếu của Đèo Cả được phát hành vào ngày 28/10/2021. Trước đó, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả đã chia sẻ về kế hoạch phát hành này để thực hiện một số dự án trúng thầu như: dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, một dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam với tổng mức đầu tư 9.000 tỷ đồng, dự án Hữu Nghị - Chi Lăng khoảng 7.500 tỷ đồng, dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh 12.000 tỷ...
Việc phát hành trái phiếu trong lĩnh vực giao thông là mô hình mới, chưa có tiền lệ nên nhiều dự án của Tập đoàn Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) đang gặp những khó khăn về huy động vốn khi ngân hàng siết chặt cho vay BOT và Luật PPP mới ra đời. Trong bối cảnh đó, Đèo Cả đang tìm phương thức hút vốn mới, đó là việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Báo cáo về thị trường trái phiếu mới đây của Bộ Tài chính cũng đã chỉ ra rằng, trong năm 2022, khối lượng trái phiếu đáo hạn vào khoảng 144.500 tỷ đồng, trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn chiếm 43,2% (khoảng 62.470 tỷ đồng), khối lượng trái phiếu các tổ chức tín dụng đáo hạn vào khoảng 29.160 tỷ đồng, chiếm 20,2% tổng khối lượng trái phiếu đáo hạn.
Bước sang năm 2023 và năm 2024, khối lượng trái phiếu đến hạn tăng cao so hơn rất nhiều, lần lượt ở mức 271.400 tỷ đồng và 329.500 tỷ đồng. Trong đó, tổng khối lượng trái phiếu bất động sản đến hạn là 207.800 tỷ đồng, trái phiếu của các tổ chức tín dụng đến hạn là 207.500 tỷ đồng.
Như vậy, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trả nợ trong vòng 3 năm tiếp theo lên tới 745.400 tỷ đồng. Mặc dù chưa ở mức báo động trong hiện tại nhưng các chuyên gia cảnh báo nợ xấu bất động sản đang có nguy cơ gia tăng khi thị trường này đang bước vào giai đoạn khó khăn, trầm lắng.
Theo FiinRatings, thực tế này có thể sẽ còn xảy ra với một số trường hợp khác khi mà phần đông tổ chức phát hành trong 2-3 năm trước là các doanh nghiệp chưa niêm yết bao gồm công ty dự án có sức khỏe tài chính yếu, chưa có lịch sử kinh doanh và dòng tiền ổn định. Do đó, hồ sơ tín dụng chưa được tốt hoặc chưa đáp ứng tiêu chí vay tín dụng ngân hàng hoặc huy động nguồn vốn khác trong bối cảnh hiện nay.
Cũng theo FiinRatings nên nhìn nhận vấn đề này một cách thực tế và công bằng. Bởi các trường hợp này được gọi là "vỡ nợ" nhưng thực sự cũng tương tự như nợ xấu Nhóm 3 của các ngân hàng thương mại. Do đó, thị trường cần một hệ thống định nghĩa lại về vấn đề này để nhà đầu tư nắm rõ thực tế thực trạng chất lượng tín dụng trái phiếu doanh nghiệp và có các biện pháp rủi ro cần thiết nhưng thị trường vẫn vận hành ổn định và phát triển bình thường.
Đầu tư PPP góp vốn bằng vốn chủ sở hữu Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc như sau: Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư; đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%. Phải ưu tiên trả nợ trái phiếu Điều 17 153/2020/NĐ-CP quy định về việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu
|