27/04/2024 lúc 08:13 (GMT+7)
Breaking News

Việt Nam trước trọng trách chủ tịch mới của ASEAN

VNHN - Hội nghị thượng đỉnh là hoạt động cuối cùng của Thái Lan trong vai trò chủ tịch ASEAN; Việt Nam sẽ tiếp quản vào tuần tới. Trước trọng trách mới, Việt Nam cam kết kế thừa và phát huy các thành tựu của ASEAN, phối hợp chặt chẽ với các nước trên cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đóng góp nâng cao vị thế quốc tế của ASEAN.

VNHN - Hội nghị thượng đỉnh là hoạt động cuối cùng của Thái Lan trong vai trò chủ tịch ASEAN; Việt Nam sẽ tiếp quản vào tuần tới. Trước trọng trách mới, Việt Nam cam kết kế thừa và phát huy các thành tựu của ASEAN, phối hợp chặt chẽ với các nước trên cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đóng góp nâng cao vị thế quốc tế của ASEAN.

 

Sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 cũng được tổ chức tại Thái Lan hồi tháng 6, đây là hội nghị cấp cao thứ hai của ASEAN trong năm nay - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị cấp cao liên quan diễn ra ở cả thủ đô Bangkok và tỉnh lân cận Nonthaburi.

Theo chương trình, các quan chức cấp cao sẽ nhóm họp từ 30/10 để chuẩn bị cho hội nghị. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan từ ngày 2 đến ngày 4/11 tại Thái Lan.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 (6/2019)

Hội nghị năm nay sẽ tập trung vào các chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và viễn cảnh ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, điều sẽ đẩy mạnh hợp tác giữa các nước ở lục địa và các vùng biển của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. ASEAN tiến hành các cuộc thảo luận mang tính xây dựng và cùng nhau giải quyết các vấn đề kinh tế và an ninh.

Trước thềm Hội nghị, Lễ chuyển giao vai trò chủ tịch ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam sẽ được diễn ra sau lễ bế mạc hội nghị lần này có thể thấy, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức không hề nhỏ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể nhìn lại, đối với các nước ASEAN, Việt Nam luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ). Sau 24 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2019).

Tự hào và khẳng định vị thế quan trọng sau đó, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010. Nối tiếp thành công, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Cùng với đó, việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.

Mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới.

Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Đứng trước vai trò chủ tịch luân phiên mới của ASEAN 2019, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò và tích cực đóng góp nhiều hơn nữa trong mối quan hệ với các nước. “Việt Nam cam kết kế thừa và phát huy các thành tựu của ASEAN, phối hợp chặt chẽ với các nước trên cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đóng góp nâng cao vị thế quốc tế của ASEAN” – Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 diễn ra hồi tháng 6.