26/04/2024 lúc 13:03 (GMT+7)
Breaking News

Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh An Giang: Thực tiễn và những bước tiến mới trong năm 2019

VNHN - Trong những năm qua tình hình thực tiễn về công tác trợ giúp pháp lý trong cả nước có nhiều bước tiến mạnh mẽ, nhận thức được tầm quan trọng của công tác này đối với người dân, đặc biệt là người nghèo nên các cơ quan đoàn thể càng quan tâm và chú trọng hơn, được đầu tư cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn cơ sở vật chất, trong đó tỉnh An Giang là một điển hình. 

VNHN - Trong những năm qua tình hình thực tiễn về công tác trợ giúp pháp lý trong cả nước có nhiều bước tiến mạnh mẽ, nhận thức được tầm quan trọng của công tác này đối với người dân, đặc biệt là người nghèo nên các cơ quan đoàn thể càng quan tâm và chú trọng hơn, được đầu tư cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn cơ sở vật chất, trong đó tỉnh An Giang là một điển hình. 

Thực trạng TGPL tại tỉnh An Giang đang có nhiều chuyển biến tích cực đáng ghi nhận.

Tình hình hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) tại tỉnh An Giang trong năm 2019.
Trong năm 2019 vừa qua tỉnh An Giang đã không ngừng đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người dân, đổi mới mô hình và chuyên môn, vì vậy đã đạt được nhiều thành quả tích cực, cụ thể: có 607 vụ việc được thực hiện nghiêm túc trong đó: 37 vụ tư vấn pháp luật hình sự; 492 vụ việc PL dân sự, hôn nhân gia đình; 03 vụ việc PL hành chính và 75 vụ việc của các lĩnh vực pháp luật khác. 
Ngoài ra, tổng số vụ việc tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng năm 2019 là: 100 vụ việc đã hoàn thành; trong đó có 99 vụ tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng là 01 vụ việc. 
Bên cạnh đó tư vấn truyền thông là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng tổng số vụ thực hiện cũng rất khả quan: có 44 cuộc, không những vậy thông qua các cuộc tư vấn truyền thông Trung tâm đã lồng ghép tuyên truyền các văn bản Quy phạm pháp luật mới và Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cho người dân. Các Chương trình Mục tiêu quốc gia được triển khai sâu rộng. 
Trong phong trào triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 – 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình, toan tỉnh An Giang đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: phát 4974 tờ gấp pháp luật cho người dân tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.
Về Trợ giúp pháp lý truyền thông: trong năm 2019 tỉnh đã tổ chức 26 cuộc tuyên truyền, tư vấn pháp luật truyền thông có đông đảo người dân tham gia; tiếp nhận tư vấn pháp luật bằng văn bản cho 22 trường hợp tập trung ở các lĩnh vực: Pháp luật dân sự, Đất đai, hình sự, Hôn nhân & Gia đình, khiếu nại, tố cáo, pháp luật hành chính và các lĩnh vực pháp luật khác.
Nhiều kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn thực hiện TGPL tại tỉnh An Giang
Được sự quan tâm của UBND tỉnh, cũng như sự chỉ đạo kịp thời của giám đốc Sở Tư pháp và sự phối hợp tích cực, có hiệu quả của lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng với sự phấn đấu, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, viên chức Trung tâm TGPL NN nên các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của năm đều đạt và vượt so với kế hoạch. Về việc trợ giúp pháp lý năm 2019 cho thấy thời gian qua hoạt động TGPL đã góp phần tích cực cùng với các ngành, các cấp trong việc giải quyết những vướng mắc về pháp luật của nhân dân trong cuộc sống ở cơ sở. 
Trong thực hiện nhiệm vụ, Trung tâm TGPLNN luôn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai nhiệm vụ, trên cơ sở nắm bắt sự chỉ đạo, định hướng chung của tỉnh, của ngành, nhất là sự chỉ đạo của Ban giám đốc Sở Tư pháp, sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục TGPL -  Bộ Tư pháp. 
Năm vừa qua, thuận lợi trong việc nhận được kế hoạch của Chính phủ, Bộ Tư pháp Trung tâm trợ giúp pháp lý tham mưu cho Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch số: 560/KH-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2017 UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý và đã thực hiện tốt các kế hoạch đó.
Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan tố tụng cấp tỉnh , cấp huyện, đòan Luật sư, Hội Luật gia, Thanh tra tỉnh, Ban dân tộc, các phòng Tư pháp triển khai Luật trợ giúp pháp lý cho các xã nghèo, biên giới, đặc biệt khó khăn.
Đặc biệt, Trung tâm đã cử Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng do yêu cầu của các cơ quan tố tụng và công dân đạt hiệu quả có chất lượng và nâng cao trách nhiệm Trợ giúp viên pháp lý khi tham gia bảo vệ quyền lợi cho đối tượng trợ giúp pháp lý.
Có thể thấy rằng, hiệu quả công tác truyền thông về TGPL trên toàn tỉnh đã tạo được nhiều bước ngoặt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được cung cấp dịch vụ TGPL và góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Tuy nhiên luật TGPL năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 trong đó quy định tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) là phải qua đào tạo Lớp luật sư, thực tập và phải kiểm tra tập sự và khi được bổ nhiệm TGVPL, hàng năm phải hoàn thành chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng do Bộ Tư pháp giao. Điều này đã gây khó khăn khi TGVPL về hưu hoặc do hoàn cảnh khó khăn nghỉ việc, do giảm biên chế … nếu TGVPL có mong muốn chuyển ra ngoài làm Luật sư thì lại phải thực tập Luật sư và thi kiểm tra lại, trùng với Luật TGPL năm 2017. Do đó, tỉnh đề nghị Bộ Tư pháp trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi Luật Luật sư cho phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
Bên cạnh đó, các thành viên có trong vai trò giúp hội đồng quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, thực hiện nội dung của Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT/BTP-BCA-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 “Quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng”. Qua đó các đơn vị đã thực hiện đúng việc đặt bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để những người dân tiếp cận thông tin, yêu cầu TGPL. 
Để thực hiện hiệu quả khâu tiếp dân, tư vấn pháp luật tại Trung tâm và Chi nhánh, phân công tham gia tố tụng theo yêu cầu của đối tượng được trợ giúp pháp lý và các cơ quan tố tụng. Trung tâm đã gắn số điện thoại đường dây nóng miễn phí 18001033 cung cấp cho các tổ chức, cơ quan phòng Tư pháp, UBND xã để công dân liên hệ.
Theo chủ trương của tỉnh, trung tâm luôn duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp giữa Trung tâm TGPLNN với các Sở, Ban, ngành đoàn thể, các địa phương trong hoạt động trợ giúp pháp lý, nhất là việc phối hợp với Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang trong hoạt động thông tin truyền thông về trợ giúp pháp lý. 
Tỉnh An Giang có Trung tâm Phục vụ hành chính công (một cửa) do văn phòng UBND tỉnh An Giang đảm nhận. Tất cả hồ sơ liên quan ngành Tư pháp tỉnh An Giang công dân có yêu cầu giao dịch cấp các loại giấy tờ Bổ trợ Tư pháp, Hành chính tư pháp, Công chứng, Bán đấu giá. Riêng TGPL các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật, Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đối với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật, Thủ tục chấm dứt đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đối với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật, Thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Thủ tục thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với Luật sư, Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Thủ tục cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Thủ tục giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý cũng nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh.
Một cửa của Trung tâm TGPL công dân có yêu cầu đến Chi nhánh TGPL số 01 của huyện Tri Tôn hay đến Văn phòng Trung tâm TGPL tại trụ sở số nhà 8/18 Lý Thường Kiệt, phường Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang viên chức tiếp nhận hướng dẫn hồ sơ những vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hồ sơ nộp tại cơ quan hay các cơ quan tố tụng tiếp nhận gửi Trung tâm TGPL. Hồ sơ chưa đầy đủ thì Luật sư hay TGVPL được phân công liên hệ công dân bổ sung bằng điện thoại, đến nhà hay trại tạm giam do đó công dân không đi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công. Ba danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý giải quyết tại Trung tâm TGPLNN như: Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý, Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.


Tuy nhiên, TGPL trên toàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi nói trên, công tác TGPL trong năm qua cũng còn những khó khăn, hạn chế như: nhận thức chung của người dân, của một số địa phương (cấp xã) về hoạt động trợ giúp pháp lý nhà nước vẫn còn hạn chế, chưa có sự quan tâm đúng mức về kinh phí, nguồn nhân lực, người dân tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu vẫn còn ít; đối tượng trợ giúp pháp lý vẫn còn bó hẹp trong khuôn khổ của Luật TGPL và các Nghị định hướng dẫn thi hành, trong khi thực tế trong tỉnh số này có nhu cầu nhiều và thường xuyên (Người thuộc hộ cận nghèo; người sống lang thang không nơi nương tựa; người mới chấp hành xong án phạt tù; người không biết chữ, người dân tộc thiểu số nhưng không thường trú tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). 
Một vấn đề quan trọng nữa là hoạt động thông tin truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý nói chung, nhất là trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp bản thân đối tượng, gia đình đối tượng thuộc diện được TGPL nhưng không biết để tiếp cận với Trung tâm TGPL yêu cầu trợ giúp. 
Ngoài ra do kinh phí eo hẹp, gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện kinh phí trung ương địa phương chưa chuyển cho đơn vi, nên việc triển khai các văn bản pháp luật chưa được đầy đủ đến đến các ấp, xã vùng sâu, vùng xa.
Qua thực tiễn nêu trên, Trung tâm TGPL có nhiều băn khoăn trăn trở và đưa ra một số kiến nghị: một số ngành, đoàn thể cấp huyện và UBND cấp xã cần quan tâm về nguồn nhân lực, về kinh phí hoạt động để nâng chất lượng hoạt động Trợ giúp pháp lý hơn trong thời gian tới; thường xuyêntổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho các đối tượng là Trợ giúp viên để thẩm định hồ sơ thanh toán, chuyên gia các ngành tố tụng đánh giá chất lượng hồ sơ vụ việc và cán bộ quản lý nhà nước đối với công tác TGPL để nâng cao hiệu quả hoạt động về lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
Phương hướng hoạt động trong năm 2020 của Trung tâm
Phát huy những kết quả đạt được năm 2019, để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2020. Trung tâm TGPLNN An Giang tập trung thực hiện mục tiêu: phấn đấu năm 2020 TGVPL đạt chỉ tiêu vụ việc tốt do Bộ tư pháp giao; thực hiện Đề án đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm TGPL; tiếp tục chủ động triển khai các mặt công tác theo chương trình kế hoạch đã được Giám đốc Sở phê duyệt, tăng cường các mặt công tác như: tư vấn pháp luật tại trụ sở, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng ... tổ chức các cuộc trợ giúp pháp lý truyền thông ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Làm tốt công tác phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Dân tộc, các Ban ngành đoàn thể cấp huyện trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý. Chuẩn hóa thủ tục hành chính; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động TGPL; tham gia dự các lớp cho TGVPL... 
Hội đồng PHLN về TGPL đã ban hành Kế hoạch hoạt động liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Theo Kế hoạch này Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước có trách nhiệm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (có hiệu lực 01/01/2018). Xây dựng Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động tố tụng. Tăng cường tổ chức trợ giúp hoạt động truyền thông tới các điểm vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; gắn trợ giúp pháp lý với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cho người nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉinh và đẩy mạnh một số công tác liên quan khác, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ TGPL cho toàn tỉnh, phấn đấu giữ vững danh hiệu là tấm gương cho các TT khác trong cả nước noi theo.