14/05/2024 lúc 06:35 (GMT+7)
Breaking News

Top 10 Thương hiệu cảng biển lớn nhất Việt Nam

VNHN - Số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, nước ta hiện nay có 49 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có 10 cảng biển được xem là cánh tay chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và cả nước, góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng toàn cầu.

VNHN - Số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, nước ta hiện nay có 49 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có 10 cảng biển được xem là cánh tay chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và cả nước, góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng toàn cầu.

1. Cảng Hải Phòng:

Được xây dựng năm 1874 bởi người Pháp, hiện nay, cảng Hải Phòng chính là cảng container hiện đại nhất khu vực miền Bắc.

Cảng Hải Phòng chính là cảng container hiện đại nhất khu vực miền Bắc. Ảnh : Internet

Với cơ sở vật chất bao gồm hệ thống mạng, công nghệ, trang thiết bị, hiện đại, cảng Hải Phòng luôn là vị trí thuận lợi, đảm bảo an toàn phù hợp cho mục đích vận tải giao dịch thương mại quốc tế. Cảng biển này có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía bắc, cẩu cảng ở đây dài 2.567 m, diện tích kho 52.052 m2, hàng năm có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa.

2. Cảng Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu):

Cảng Vũng Tàu là cảng biển lớn ở Đông Nam Bộ, thuộc cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia - đầu mối quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, cảng Vũng Tàu gồm 4 khu bến: Khu bến Cái Mép, Sao Mai, Bến Đình; Khu bến Phũ Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo.

Cảng Vũng Tàu là cảng biển lớn ở Đông Nam Bộ. Ảnh: Internet

Theo kế hoạch, đến năm 2020, sẽ xây dựng thêm 2 khu bến Long Sơn - chuyên phục vụ công nghiệp lọc hóa dầu, Khu bến Sao Mai bến Đình - chuyên phục vụ vận tải hành khách.

3. Cảng Vân Phong:

Cảng Vân Phong thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, là dự án cảng trung chuyển quốc tế (International Transshipment Port) lớn nhất Việt Nam.

Cảng Vân Phong thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa. Ảnh :Internet

Cảng Vân Phong, gồm 2 khu bến: Khu bến Mỹ Giang nằm phía nam vịnh Vân Phong, chuyên dùng cho dầu và sản phẩm dầu, có thể tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350.000 DWT, dự kiến 2020 là 400.000 DWT; Khu Dốc Lết, Ninh Thủy nằm phía tây vịnh Vân Phong, chuyên chở hàng rời.

4. Cảng Quy Nhơn (Bình Định):

Cảng Quy Nhơn nằm trong khu vực vịnh Quy Nhơn, được bán đảo Phương Mai chắn gió nên rất thuận lợi cho việc neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm, Nơi đây, có thể tiếp nhận loại tàu lên đến 30.000 DWT lưu thông bình thường và tàu 50.000 DWT (giảm tải).

Cảng Quy Nhơn nằm trong khu vực vịnh Quy Nhơn .Ảnh: Internet

Với vị trí nằm là ngõ ra biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các nước trong khu vực sông Mê Kông, cảng Quy Nhơn nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu nước ngoài lưu thông.

5. Cảng Quảng Ninh:

Đây là cảng nước sâu, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

Cảng Quảng Ninh không ngừng mở rộng. Ảnh :Internet

Hệ thống đường thủy, bộ tới các vùng kinh tế lân cận đồng bộ, thuận tiện cùng các yếu tố tự nhiên như vụng nước sâu gần biển, luồng lạch ít bị sa bồi, ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió, được vịnh Hạ Long bao bọc... giúp cảng Quảng Ninh phát triển và không ngừng mở rộng.

6. Cảng Sài Gòn:

Cảng Sài Gòn là một hệ thống các cảng biển tại TP. HCM (Tân cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước...), đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam trong các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Cảng Sài Gòn là một hệ thống các cảng biển tại TP. HCM. Ảnh: Internet

Cảng gồm các khu bến cảng tổng hợp và cảng container, bao gồm cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp, cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai. năm 2015, cảng TP. HCM vinh dự đứng trong top 25 cảng container của thế giới.

7. Cảng Cửa Lò:

Cảng Cửa Lò, có chức năng là khu bến cảng tổng hợp, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung Bộ, một phần hàng quá cảnh của nước Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Cảng Cửa Lò

Cảng Cửa Lò .Ảnh: Internet

Tổng diện tích quy hoạch của cảng Cửa Lò là 450 ha.

8. Cảng Dung Quất:

Cảng Dung Quất là cảng biển tổng hợp Quốc Gia, đầu mối khu vực thuộc tính Quảng Ngãi, được đưa vào khai thác cuối năm 2008. Cảng quốc tế Dung Quất được đánh giá là cảng thương mại hiện đại đã và đang góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu kinh tế Dung Quất và khu công nghiệp lân cận.

Cảng Dung Quất là cảng biển tổng hợp quốc gia. Ảnh :Internet

Đây là khu bến tổng hợp, bến container cho tàu có trọng tải từ 10.000 - 30.000 DWT, bến chuyên dùng cho công nghiệp nặng có thể tiếp nhận tàu từ 20.000 - 70.000 DWT.

9. Cảng Chân Mây:

Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của nước ta, đây là 1 trong 46 cảng được Hiệp Hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng là điểm dừng chân cho các du thuyền ở Khu vực Đông Nam Á. Cảng Chân Mây nằm vị trí đường biển kết nối Singapore, Philippines, Hong Kong nên thuận tiện trong việc neo đậu, xếp dỡ hàng.

Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của nước ta. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, cảng Chân Mây còn nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam giữa 2 đô thị lớn nhất miền Trung là Đà Nẵng và Huế, khu du lịch trọng điểm quốc gia (Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân và Vườn quốc gia Bạch Mã); giữ vai trò là cửa ngõ hướng ra biển Đông, thuận lợi nhất cho các vùng. miền khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây.

10. Cảng Đà Nẵng:

Với lịch sử 115 năm xây dựng và phát triển, cảng Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ được vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong khu vực, cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam.

Cảng Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất miền Trung .Ảnh:Internet

Cảng Đà Nẵng nằm trong vịnh Đà Nẵng, có hệ thống giao thông thuận lợi, đóng vai trò là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung nước ta. Cảng Đà Nẵng, ngoài là cửa ngõ chính hướng ra biển Đông, còn được chọn là điểm đến cuối cùng trong tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước trong khu vực là Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.