09/05/2024 lúc 00:40 (GMT+7)
Breaking News

Thiếu tướng, TTND, TS Đỗ Thế Lộc - Cánh chim không mỏi

VNHN - Cả cuộc đời gắn bó với ngành Y cao quý, ngay cả khi đã nghỉ công tác quản lý, ông vẫn tiếp tục cống hiến trí tuệ và sức lực cho công việc nghiên cứu, kế thừa, phát triển các bài thuốc YHCT kết hợp với Y học hiện đại để cứu chữa cho người bệnh. Ông là Thiếu tướng,TTND,TS. Đỗ Thế Lộc – nguyên Giám đốc bệnh viện YHCT Bộ Công an, nay làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam. Năm 2014 ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu TTND. Chương trình Gala chào Xuân Việt Nam

VNHN - Cả cuộc đời gắn bó với ngành Y cao quý, ngay cả khi đã nghỉ công tác quản lý, ông vẫn tiếp tục cống hiến trí tuệ và sức lực cho công việc nghiên cứu, kế thừa, phát triển các bài thuốc YHCT kết hợp với Y học hiện đại để cứu chữa cho người bệnh. Ông là Thiếu tướng,TTND,TS. Đỗ Thế Lộc – nguyên Giám đốc bệnh viện YHCT Bộ Công an, nay làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam. Năm 2014 ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân.

Thiếu tướng, TTND, TS Đỗ Thế Lộc

Nghề y như cái nghiệp trong đời

Thiếu tướng, TTND, TS. Đỗ Thế Lộc hội tụ đủ các yếu tố có Tâm, có Tầm, có Tài, Đức, những tiêu chí tối cần thiết cho một người làm nghề y. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho ở xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Thuở học phổ thông, ông là học sinh giỏi có tiếng trong vùng. Tốt nghiệp cấp III, ông thi đỗ Đại học ngành Công an. Với số điểm cao ông được chuyển sang Học viện Quân y học tập. Để rồi duyên phận ngành y gắn bó với ông suốt cuộc đời này. Ông luôn ghi nhớ công lao chỉ bảo của các bậc tiền bối như Lương y Đồng Văn Sòi – một vị lương y nổi tiếng trong ngành Công an. Sau đó, ông về làm ở bộ phận thừa kế YHCT của lực lượng công an. Tại đây, ông đi rất nhiều vùng miền trong cả nước, tìm và gặp gỡ bằng được nhiều lương y có những bài thuốc quý để học tập. Ông chia sẻ thêm rằng: “…trong số những bậc thầy về đông y, ông còn được sự chỉ bảo tận tình của Thượng tọa Thích Thanh Thìn (Chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội) để học được những bài thuốc quý chữa trị các bệnh nan y như Ung thư, kéo dài sự sống cho người bệnh…”.  Nhiều người trong ngành ví ông là một “ngân hàng các bài thuốc quý YHCT”.

Những năm tháng công tác tại BV YHCT Bộ Công an, ông giữ vai trò Giám đốc bệnh viện đến cuối năm 2016 nghỉ quản lý, Thiếu tướng,TTND,TS. Đỗ Thế Lộc luôn được đánh giá là người bác sĩ có năng lực quản lý và chuyên môn cao ở lĩnh vực YHCT. Ông là người luôn bao quát từ quản lý đến chuyên môn, giảng dạy, chuyển giao kỹ thuật… Thế nhưng, ông chưa bao giờ kêu mệt mỏi, mà chỉ xem đó là những việc cần làm của một người bác sĩ, người công an nhân dân.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân cho Thiếu tướng Đỗ Thế Lộc năm 2014

Còn sức khỏe là cống hiến…

Màu thời gian đã lưu lại trên khuôn mặt hiền từ trong ánh mắt đăm chiêu của ông, song Thiếu tướng,TTND, TS. Đỗ Thế Lộc vẫn miệt mài làm việc gắn với chuyên ngành YHCT Việt Nam. Ông chia sẻ: “Hạnh phúc lớn lao nhất đối với người làm nghề y là nghiên cứu, kế thừa, phát triển tìm ra các bài thuốc YHCT, khơi dậy tiềm năng về các bài thuốc cổ truyền của 54 dân tộc Việt Nam để phát triển  hơn, xứng đáng với niềm tin của các cấp các ngành, đặc biệt là người bệnh bốn phương”.  Có lẽ vậy mà trái tim ông luôn rộn rã những nhịp đập, như cánh chim không mỏi, tiếp tục làm nhiều việc ý nghĩ cho cuộc đời. Hiện ông làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam.

Ông chia sẻ rằng: “Viện NCCBTDT Việt Nam ra đời là phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát huy được thế mạnh trong lĩnh vực chuyên môn của các nhà khoa học, các chuyên gia, các thầy thuốc YHCT và đặc biệt là vốn tri thức sử dụng cây thuốc chữa bệnh của các dân tộc Việt Nam. Nòng cốt của Viện là 4 cấp Hội của Trung ương Hội Đông y VN, bao trùm khắp 63 tỉnh thành phố và 54 dân tộc.”. Ông và đồng nghiệp đã không kể công sức khai thác, kế thừa các bài thuốc của các dân tộc, để từ những viên ngọc quý tiềm ẩn trong dân gian này chế tác chế tác thành những viên ngọc YHCT có giá trị.

Hiện nay, Viện đã và đang tập trung nghiên cứu khoa học và đánh giá tác dụng lâm sàng, kế thừa, bảo tồn và phát triển các bài thuốc quý chữa bệnh có hiệu quả cao của các dân tộc; Thực hiện các đề tài, chương trình, dự án trong lĩnh vực Y dược cổ truyền; Xây dựng mô hình chăm sóc SKCĐ: Chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện từ khám, điều trị bệnh, Bào chế, sản xuất sản phẩm TPBVSK, thuốc YHCT thành quy trình khép kín giúp ích cho việc điều trị tốt hơn; Xây dựng và phát triển các mô hình nuôi trồng các loài cây làm thuốc. Xây dựng vùng trồng, chuyển giao kỹ thuật trồng và nhân giống cây thuốc, tạo nguồn dược liệu làm thuốc; Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài cây thuốc quý; Áp dụng và chuyển giao kỹ thuật quy trình trồng trọt, thu hái và chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GACP - WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc - theo tiêu chuẩn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới); Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học trong các lĩnh vực nghiên cứu: Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc; Bảo tồn và phát triển các loài cây làm thuốc; Nghiên cứu kế thừa, phát triển các bài thuốc YHCT; các sản phẩm mới;…

Thành quả của Viện hôm nay là đã xây dựng chương trình nghiên cứu bài bản, có vườn bảo tồn thuốc quý dân tộc tại huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, Huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa, Huyện Ba Vì Tp.Hà Nội. Đặc biệt phải kể tới đề tài nghiên cứu trồng cây Đan sâm tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai do TTND,TS. Đỗ Thế Lộc chủ trì để dùng làm nguyên liệu sản xuất chế phảm Dưỡng tâm Vimphar điều trị bệnh nghẽn tắc động mạch vành tim. Viện đã đăng ký 10 thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dạ dầy Vimphar; Bổ gan Vimphar; Tiểu đêm Vimphar; Xuân tố nữ Vimphar; Lionmen Vimphar; An thần Vimphar; Thanh phế Vimphar; Khớp Vimphar; dưỡng tâm Vimphar;  An tâm Vimphar. Và dự kiến còn nhiều bài thuốc quý khác của các dân tộc được nghiên cứu và sản xuất, đặc biệt có các bài thuốc của cố lương y Nguyễn Kiều để lại. (Cố Lương y Nguyễn Kiều là người sáng lập Viện Y học Tuệ Tĩnh này là Học viện YHCT Việt Nam). Hiện nay, Viện có các sản phẩm dùng trong nội bộ của Viện: Mát gan tiêu độc Vimphar, Sơ gan Vimphar (hỗ trợ điều trị sơ gan), U gan Vimphar (hỗ trợ điều trị ung thư gan), Kpho Vimphar (hỗ trợ điều trị ung thư phổi), Ba ca man (hỗ trợ điều trị bệnh máu trắng); Và nhiều sản phẩm chữa rối loạn chuyển hóa như: mỡ máu, tiểu đường, gút,…Đặc biệt Viện đã nghiên cứu hoàn chỉnh phương pháp thải độc cơ thể bằng YHCT cho các hệ thống trong cơ thể như: Bộ máy tiêu hóa, bộ máy tiết niệu, bộ máy tuần hoàn, bộ máy hô hấp, bộ máy hệ thần kinh, tất cả được dùng thuốc, xoa bóp, bấm huyệt, thải độc qua da, qua đường ruột, qua đường tiết niệu, đường thở.

TS. Phạm Văn Tân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao quyết định thành lập Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam cho TS. Đỗ Thế Lộc

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Viện liên kết với các trung tâm nghiên cứu, các Bệnh viện trong và ngoài nước để đánhgiá phân tích, thẩm định cây thuốc, bài thuốc; mở rộng hợp tác quốc tế với các nước Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu và Mỹ. Trong đó, Viện hướng đến ba trụ cột: Chữa bệnh khi có bệnh; Chăm sóc bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh từ khi chưa có bệnh; Nâng cao chất lượng cuộc sống và làm đẹp.

Gần 50 năm gắn bó chuyên ngành YHCT, dường như với ông tuổi tác không phải là rào cản, còn sức là còn cống hiến, còn mang hết kết tinh cuộc đời làm khoa học để tìm ra các bài thuốc YHDT có giá trị. Ông luôn quan niệm: “ Hãy đem niềm vui vào công việc, hãy đem công việc cho cuộc sống, hãy đưa cuộc sống đến thiên nhiên” và “Sống theo tâm của đức Phật , tình thương của đức Chúa”; “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ và các danh y”.

Viện luôn luôn phấn đấu thực hiện với mục tiêu: “Khơi dậy tiềm năng – nâng tầm sức khỏe” mà TTND, TS. Đỗ Thế Lộc và cộng sự dày công vun đắp.