12/12/2024 lúc 19:36 (GMT+7)
Breaking News

Quảng bá và xây dựng thương hiệu Việt

VNHN - Tại một hội thảo mới đây, ông Willem Schoustra, Tham tán Nông nghiệp phụ trách Việt Nam và Thái Lan - Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, chia sẻ cách làm của Hà Lan để trở thành quốc gia nổi tiếng về xuất khẩu nông nghiệp. Đơn giản, nông nghiệp chỉ cần sản xuất “sạch” là nhiều nước sẽ biết đến.

VNHN - Tại một hội thảo mới đây, ông Willem Schoustra, Tham tán Nông nghiệp phụ trách Việt Nam và Thái Lan - Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, chia sẻ cách làm của Hà Lan để trở thành quốc gia nổi tiếng về xuất khẩu nông nghiệp. Đơn giản, nông nghiệp chỉ cần sản xuất “sạch” là nhiều nước sẽ biết đến.

Cách làm của Hà Lan là đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến. Nếu chưa có vốn, kinh nghiệm, doanh nghiệp (DN) Việt Nam có thể kết hợp với các DN nổi tiếng trên toàn cầu để cải thiện chất lượng, công nghệ sau thu hoạch, chế biến và xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Mỗi quốc gia đều có chính sách hỗ trợ khác nhau để phát triển kinh tế nông nghiệp. Ví dụ, nhiều năm trước, Trung Quốc xây dựng kho lạnh bảo quản gạo, cho DN trong nước thuê giá ưu đãi; ngay sau khi thấy hiệu quả, nhiều DN đã đầu tư kho lạnh, nên từ một nước không sản xuất gạo đã trở thành một nước xuất khẩu gạo vào năm 2019.

Cũng một mặt hàng xuất khẩu nhưng dừa tươi Thái Lan có “đồ khui” để uống trực tiếp, dù giá thành cao hơn dừa tươi Việt Nam nhưng vẫn được nhiều người mua vì tiện lợi. Cũng cùng măng cụt, xoài nhưng Thái Lan giá thành rẻ hơn, nhờ nhà nước hỗ trợ chi phí vận chuyển bằng đường hàng không. Từ đó, nông sản Thái Lan đã xuất khẩu đi nhiều quốc gia, trở thành nước nổi tiếng về trái cây.

Với bề dày kinh nghiệm “cầu nối” giúp nhiều DN xuất khẩu rau quả sang thị trường khó tính, ông Huỳnh Ngọc Trường, Giám đốc Công ty Tư vấn di trú thương mại US Global B2B, cho biết hiện nay DN Việt Nam chỉ xuất khẩu thô, chưa tập trung chế biến sâu nên giá thành chưa cạnh tranh với sản phẩm từ nước khác. Mặt khác, nhiều DN Việt Nam xuất khẩu qua được nhiều nước nhưng lại chủ yếu tập trung phục vụ cho khu người Việt Nam, không phát triển sản phẩm vào hệ thống siêu thị nước ngoài để người tiêu dùng nước này biết đến.

Mô hình trồng rau rạch ở phường 5, TP Đà Lạt. Ảnh: sggp.org.vn

Con đường nhanh nhất để phát triển thương hiệu tại thị trường nước ngoài là DN đưa sản phẩm vào kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi; có thể thông qua hệ thống siêu thị toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam. Muốn xuất khẩu vào thị trường nào, các DN cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và lắng nghe yêu cầu của nhà nhập khẩu. Ngoài quy trình sản xuất đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các công ty cần xây dựng thương hiệu trong nước, đưa toàn bộ thông tin sản phẩm lên website của DN bằng ngôn ngữ Anh.

Vai trò của Chính phủ rất quan trọng, Nhà nước có thể hỗ trợ các DN thành lập hiệp hội tại nước ngoài, xây dựng nhà trưng bày giới thiệu hàng Việt tại các nước nhập khẩu để quảng bá; có nhân viên tư vấn để hiểu được văn hóa người mua, người bán; đồng thời nắm thông tin thị trường, giá cả, sản lượng cung cấp cho Bộ NN-PTNT quy hoạch vùng sản xuất. Đặc biệt, thị trường online đang phát triển, DN cần trang bị kiến thức công nghệ để hướng tới giao dịch quốc tế.