27/04/2024 lúc 11:11 (GMT+7)
Breaking News

Phương hướng xử lý nợ đọng thuế ở Bắc Ninh

VNHN - Tổng cục Thuế đã triển khai các giải pháp để xử lý dứt điểm đối với các khoản nợ đọng thuế có khả năng thu như xóa tiền nợ thuế, và tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Nếu được thông qua, Nghị quyết này được cho là tạo ra cơ chế cởi nút thắt về xử lý các khoản nợ đọng thuế khó thu kéo dài.

VNHN - Tổng cục Thuế đã triển khai các giải pháp để xử lý dứt điểm đối với các khoản nợ đọng thuế có khả năng thu như xóa tiền nợ thuế, và tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Nếu được thông qua, Nghị quyết này được cho là tạo ra cơ chế cởi nút thắt về xử lý các khoản nợ đọng thuế khó thu kéo dài.

Theo ông Phạm Đức Thường, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong 4 nhiệm vụ cơ bản của cơ quan thuế. Trong năm 2019, ngành Thuế áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để đôn đốc thu hồi nợ. Tới thời điểm này, tỷ lệ nợ thuế trên tổng dự toán thu của Bắc Ninh là 4,1%, thấp hơn chỉ tiêu bình quân Tổng cục Thuế giao (5%).

Cán bộ Cục Thuế tỉnh trao đổi vướng mắc về thuế tại Công ty TNHH Long Phương, thành phố  Bắc Ninh.

Để có được kết quả đó, Cục Thuế thực hiện phân công cụ thể về số nợ và doanh nghiệp (DN) gắn với trách nhiệm của từng cán bộ; tăng cường giám sát đưa các khoản thu về thuế, phí, tiền đất cập nhật kịp thời trên hệ thống theo dõi TMS. Hệ thống này sẽ tự động tính chậm nộp (0,03%/ ngày) nếu quá thời hạn quy định người nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Sau khi gửi các thông báo nợ, tiền chậm nộp, nếu đơn vị vẫn không chấp hành, ngành Thuế sẽ áp dụng đúng quy trình cưỡng chế nợ bao gồm các biện pháp trích tiền từ tài khoản; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu tiền, tài sản khác; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế ở một số đối tượng không còn khả năng thu hồi nợ rất ít phát huy tác dụng dẫn tới Bắc Ninh hiện vẫn còn 195 tỷ đồng tiền nợ thuế thuộc diện khó thu. Trong đó, các đối tượng bỏ địa chỉ kinh doanh chiếm phần lớn (8.389 trường hợp), số nợ là 131 tỷ đồng. Các đơn vị này không còn tài sản, hàng hóa, không khai báo cơ quan thuế, không xác minh được đối tượng để thu nhưng vẫn phải theo dõi, quản lý khoản tiền nợ thuế hàng ngày và bị tính tiền chậm nộp theo quy định.

Nhà nước đồng hành xử lý nợ thuế cùng người dân.

Điển hình như Công ty CP Bia Á Châu (KCN Tiên Sơn) liên tục thua lỗ dẫn tới phá sản và bỏ địa chỉ kinh doanh nhưng không làm thủ tục phá sản, bị ngân hàng phát mại hết tài sản để thu hồi nợ vẫn chưa thu đủ. DN có số tiền nợ thuế gốc là 25,2 tỷ đồng, tính đến ngày 31-8 tiền nợ thuế tự động tính lên đến 38,7 tỷ đồng, trong đó tiền chậm nộp là 13,5 tỷ đồng.

Tương tự, Công ty TNHH Bách Thông (Trang Hạ, Từ Sơn) cũng có số tiền nợ thuế gốc là 9,5 tỷ đồng, tiền chậm nộp là 6,3 tỷ đồng. Một số DN đầu tư nước ngoài kinh doanh gặp khó khăn không có khả năng trả lương người lao động, nợ khách hàng, nợ thuế, chủ DN bỏ về nước nên không thể thu hồi được nợ thuế.

Một công ty nợ thuế hơn 35 tỷ đồng.

Là người trực tiếp theo dõi, ông Nguyễn Văn Vĩnh, Trưởng phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cho rằng, chính những yếu tố đó dẫn tới nợ thuế “ảo” gia tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý, tốn kém nhân lực và thời gian của cơ quan thuế. Cụ thể, trong tổng nợ thuế khó thu thì số tiền chậm nộp là 65 tỷ đồng, chiếm 33%. Nếu không thực hiện khoanh nợ, riêng khoản tiền chậm nộp tính tự động trên hệ thống có thể lên tới 1,5 tỷ đồng mỗi tháng.

Ghi nhận từ thực tiễn đó, hầu hết các đại biểu Quốc hội đều đánh giá, Luật Quản lý thuế hiện hành không bao quát đầy đủ các đối tượng cần khoanh nợ, xóa nợ, dẫn đến số nợ đọng không có khả năng thu ngày càng cao và phát sinh thêm đối tượng nợ thuế. Trong khi Luật Quản lý thuế số 38 cho phép điều chỉnh nhiều quy định về xử lý nợ thuế lại bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-2020.

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lúc nào cũng trong tình trạng thiếu vốn nên nợ thuế. 

Đối với số nợ thuế phát sinh trong giai đoạn trước 1-7-2020, dự thảo Nghị quyết này có khả năng tạo ra cơ chế xử lý, không làm phát sinh thêm tiền chậm nộp không thể thu hồi được, không còn đối tượng để thu hồi nợ. Theo đó, có 7 nhóm đối tượng nộp thuế sẽ được đưa vào diện khoanh nợ không bị tính tiền chậm nộp như: Người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tự phá sản, giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh, bị thu hồi giấy phép kinh doanh, các trường hợp bị thiên tai hoặc nợ thuế do chưa được Nhà nước thanh toán.

Cùng với đó, dự thảo Nghị quyết quy định ràng buộc trách nhiệm của người nộp thuế được xoá nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp nhưng nếu bị phát hiện không đúng, hoặc quay lại sản xuất, kinh doanh thì vẫn phải nộp khoản nợ đã xoá. Từ cả phía DN và cơ quan thuế đều mong muốn dự thảo Nghị quyết sớm được thông qua và áp dụng để mang lại lợi ích cho người nộp thuế, phù hợp với tình hình hoạt động của các DN, đáp ứng đòi hỏi công tác quản lý thuế hiện nay.

Để thu hồi kịp thời các khoản tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước (NSNN), Cục Thuế Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ chi tiết đối với từng người nộp thuế, từng địa bàn, khu vực kinh tế; giao chỉ tiêu, trách nhiệm thu nợ đến từng bộ phận, từng cán bộ thực hiện đôn đốc nợ bằng các hình thức theo quy trình quản lý nợ. Đồng thời, đơn vị lấy kết quả thu tiền thuế nợ là một tiêu chí chính để đánh giá xếp loại cán bộ hàng tháng, quý.

Ảnh minh họa.

Song song với đó, Cục Thuế Bắc Ninh thường xuyên rà soát danh sách các đơn vị còn nợ thuế lớn kéo dài để phân công trực tiếp cho lãnh đạo cục thuế và lãnh đạo các phòng làm việc với DN về công tác nợ thuế. Đồng thời gửi thông báo mời các DN còn nợ đọng thuế đến cơ quan thuế làm việc và lập biên bản yêu cầu DN cam kết thời gian nộp nợ thuế vào NSNN. Ngoài ra, Cục Thuế Bắc Ninh còn thường xuyên thực hiện công khai thông tin DN còn nợ đọng thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, nhằm đôn đốc DN sớm chấp hành nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Nhờ thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế, đến nay tổng nợ thuế trên địa bàn chỉ còn hơn 600 tỷ đồng. Trong đó, nhóm nợ có khả năng thu (nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày) chiếm tỷ trọng 71%; nhóm nợ khó thu chiếm tỷ trọng 29%. Như vậy, so với tổng thu ngân sách, tỷ lệ nợ thuế do Cục Thuế Bắc Ninh quản lý đang ở mức dưới 3%.

Tuy nhiên, để công tác quản lý nợ phù hợp với thực tiễn, Nhà nước cần cho phép xóa nợ đối với những trường hợp không còn khả năng thu. Vì thực tế, các DN có số nợ khó thu đã giải thể, phá sản, đã chết, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh không còn khả năng nộp ngân sách, không còn đối tượng để thu nợ. Do đó, số nợ trên là không thể thu hồi, nếu cứ để số nợ trên tồn tại từ năm này qua năm khác sẽ tạo áp lực quản lý cho cơ quan thuế, đặc biệt gây ra các khoản nợ ảo do bị tính tiền chậm nộp.