26/04/2024 lúc 23:27 (GMT+7)
Breaking News

Giải pháp để tăng giá trị ngành sản xuất gỗ

VNHN - Tổng giá trị sản xuất gỗ nội thất của thế giới là 140 tỷ USD, trong khi giá trị hàng hóa đến tay người tiêu dùng là 450 tỷ USD. Như vậy hơn 300 tỷ USD giá trị là nằm ở các khâu thiết kế, thương hiệu, phân phối. Giá trị thương mại lớn hơn rất nhiều giá trị sản xuất.

VNHN - Tổng giá trị sản xuất gỗ nội thất của thế giới là 140 tỷ USD, trong khi giá trị hàng hóa đến tay người tiêu dùng là 450 tỷ USD. Như vậy hơn 300 tỷ USD giá trị là nằm ở các khâu thiết kế, thương hiệu, phân phối. Giá trị thương mại lớn hơn rất nhiều giá trị sản xuất.

Ngành gỗ đang cần đẩy mạnh việc hiết kế để tạo thương hiệu Gỗ Việt

Theo mục tiêu đề ra đến năm 2025 xuất khẩu gỗ sẽ đạt 20 tỷ USD. Con số này là yêu cầu khá cao nhưng nhìn vào thực tế từ năm 2000 đến 2019, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ tăng từ 2019 triệu USD lên con số 11 tỷ USD thì con số 20 tỷ USD trong vòng 5 năm nữa không quá xa vời.

Tuy nhiên, nếu vẫn dựa vào phương thức sản xuất hiện nay thì để đạt con số nêu trên đòi hỏi guồng quay của ngành gỗ phải vận động hết tốc lực và gần như không có điểm dừng. Điều đó sẽ mang đến nguy cơ cao khi một mắt xích trong chuỗi sản xuất gỗ bị chậm hoặc lỡ nhịp. Vì vậy, để đạt giá trị cao nhưng đảm bảo công suất phù hợp thì ngành gỗ cần chú trọng hơn chính là khâu thiết kế, thương hiệu, phân phối.

Giá trị từ chất xám

Hiện nay các sản phẩm gỗ Việt chủ yếu làm gia công nên thương hiệu riêng ngành này trên trường quốc tế của doanh nghiệp trong nước còn rất thấp. Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực đối với Việt Nam từ tháng 1/2019, chính thức mở ra các thị trường mới cho đồ gỗ từ Việt Nam như Canada, Mexico, Peru… Dù có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng thị trường nhưng vấn đề thương hiệu đang là rào cản khiến nhiều doanh nghiệp trong nước giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ ở các nước khác.

 Với chính sách phát triển nguồn nguyên liệu rừng trồng, ngành chế biến gỗ Việt đang có cơ hội lớn. Kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những năm qua nhưng hiện chỉ có khoảng 5% sản phẩm là có khâu thiết kế trong nước, phần còn lại chủ yếu là làm gia công theo đơn hàng cho nước ngoài.

Theo giới chuyên gia, các doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ Việt Nam thiếu đầu tư nguồn nhân lực cho khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm. Do đó, mẫu mã sản phẩm gỗ thường đơn điệu nên giá trị không cao, chưa kể phần nhiều trong đó là sản phẩm gia công cho các tập đoàn nước ngoài. Rất ít công ty có thể tự thiết kế mẫu mã để bán trực tiếp cho khách hàng, vì vậy giá trị sản phẩm thấp và sức cạnh tranh trên thị trường không cao.

Nếu trước đây, doanh nghiệp chỉ cần diện tích từ 1.000 mét vuông trở lên với vài chục nhân công và máy liên hợp thì đã thấy bề thế thì hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn hàng trăm công nhân, máy móc thiết bị hiện đại, đa dạng mẫu mã, khả năng trung bình mỗi năm đạt doanh thu cả chục triệu USD. Hiện nay, các doanh nghiệp đứng trước lựa chọn phải thay đổi, phải chuyên môn hóa sâu rộng trên bình diện tổng thể các công đoạn chứ không chỉ riêng trong sản xuất như trước

Đẩy mạnh thương mại điện tử

Nhu cầu tiêu dùng nội thất có dấu hiệu chững lại, các xu hướng tiêu dùng thay đổi, giá nhân công tăng cao nhưng năng suất vẫn thấp.

Để bắt kịp xu hướng tiêu dùng, các DN vẫn phải tiếp tục đổi mới và tư duy lại mô hình sản xuất. Đặc biệt cần lưu tâm đến nền tảng số hóa đang thay đổi rất lớn đến công nghiệp chế biến, quản trị, thiết kế, mua bán hàng hóa… Kinh doanh online cũng đang là một xu thế bắt đầu lan dần vào ngành gỗ nội thất làm thay đổi nhanh chóng cách thức thiết kế sản phẩm và cách sản xuất sản phẩm.

Các hình thức bán hàng mới qua các kênh online đang đòi hỏi doanh nghiệp phải tính đến việc chuyển đổi tư duy sản xuất của mình. Có thể nói đây là khâu mà các DN ngành gỗ Việt Nam cần lưu tâm vì hiện tại hầu hết các DN vẫn chỉ đang sản xuất và xuất khẩu theo các đơn hàng đặt sẵn là chính, với gần 90% các DN là gia công thụ động. Thực tế việc số hóa trong ngành gỗ là không dễ nhưng với sức ép hiện nay buộc các DN phải thay đổi dần.

Để tham gia thương mại điện tử, các sản phẩm gỗ nội thất với kích thước cồng kềnh rất khó khăn cho việc vận tải ngay cả với những quốc gia có ngành vận tải tốt như Mỹ. Do vậy với hàng online phải đảm bảo là có thể tháo lắp được, đóng gói gọn ghẽ vào thùng, không tốn quá nhiều diện tích và chi phí khi lưu kho…, nói chung là thích ứng với khâu logistic của các hãng thương mại điện tử. Chẳng hạn, khi Amazon tự động hóa khâu logistic của mình, các nhà cung cấp sản phẩm tham gia cũng phải được chuẩn hóa quy trình, cách thức sản xuất, sản phẩm để tham gia bán hàng online.

Thông qua tận dụng các kênh thương mại điện tử hiện nay, các DN Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng giá trị thương mại cho mình, điều mà trước đây không thể làm được. Nếu như 20 năm qua các DN chỉ khai thác giá trị từ sản xuất, thì nay nhân cơ hội chuyển đổi số, khả năng mở ra với DN khai thác các giá trị thương hiệu còn lớn hơn nhiều.

Các công nghệ mới hiện tại có thể giúp nhà sản xuất tạo ra một hệ thống thiết kế và sản xuất linh hoạt, tối ưu vật liệu, tích hợp và tùy chỉnh đa dạng phục vụ cho nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm. Nếu sản xuất tự động số lượng lớn tạo thành giá rẻ là bình thường thì việc cá nhân hóa được trên nền tảng tự động hóa sẽ mở ra nhiều tiềm năng.