26/04/2024 lúc 16:22 (GMT+7)
Breaking News

Bình Thuận: Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư

VNHN - Đó là bài phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trước đoàn công tác Trung ương và hơn 300 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tư tỉnh Bình Thuận năm 2019. Diễn ra sáng 22-9, tại TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).

VNHN - Đó là bài phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trước đoàn công tác Trung ương và hơn 300 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tư tỉnh Bình Thuận năm 2019, diễn ra sáng 22-9, tại TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).

Đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu chị đạo tại hội nghị

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Bình Thuận cần tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, có cơ chế chính sách thu hút được những nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn có uy tín, có tiềm lực mạnh, đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế để tạo động lực cho sự phát triển với mục đích đưa Bình Thuận phát triển nhanh, bền vững và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Khai thác có hiệu quả tiềm năng to lớn về biển, về nắng, gió, chuyển khó khăn bất lợi trước đây thành lợi thế để phát triển. Triển khai có hiệu quả Quyết định 1772/QĐ-Ttg ngày 18-12-2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Bình Thuận phải gắn du lịch với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với kinh tế biển đảo. Thời gian tới, địa phương cần tiếp tục khai thác hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển, khai thác các tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Bình Thuận có trình độ phát triển cao trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, kết nối với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ. “Trong xu thế phát triển xanh và bền vững, tỉnh Bình Thuận cần khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế to lớn về biển, về nắng, gió để biến khó khăn, bất lợi trước đây thành lợi thế để phát triển".

Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chú trọng phát triển chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản, thực hiện có hiệu quả giữa chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, khai thác hải sản là một chiến lược hướng đến hai mục tiêu quan trọng là phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chú trọng công tác quy hoạch và liên kết vùng, cần tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong việc hoạch định các định hướng và chính sách phát triển kinh tế xã hội của vùng và từng địa phương. Trong điều kiện nguồn lực ngân sách nhà nước hạn hẹp, cần lưu ý cần có cơ chế phù hợp đẩy mạnh xã hội hóa huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư.

Bình Thuận phải chú ý xây dựng hệ thống chính quyền của nhân dân, phục vụ nhân dân, chính quyền thật sự đối thoại, đồng hành với doanh nghiệp, người dân, nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và giải quyết các phản ánh kiến nghị. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp tham nhũng, lợi ích nhóm, nhũng nhiễu quan liêu.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân cần có chiến lược kinh doanh lâu dài, thực hiện đúng cam kết đúng tiến độ; đề cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện các dự án gắn với bảo vệ môi trường; kiên quyết nói không với tiêu cực tham nhũng.

Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại Hội nghị

Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, địa phương có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế và là “cầu nối” giữa các vùng Đông Nam bộ - Tây Nguyên -  Nam Trung bộ, nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tỉnh Bình Thuận đang hội tụ rất nhiều điều kiện để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh thuận lợi và thành công. Đặc biệt nhất là đột phá về hạ tầng giao thông khi các dự án trọng điểm như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Nha Trang đang gấp rút triển khai, cảng quốc tế Vĩnh Tân đi vào hoạt động, dự án sân bay Phan Thiết có nhiều tiến triển, các tuyến giao thông đối ngoại tạo hành lang Đông - Tây kết nối Bình Thuận với các khu vực kinh tế Đông Nam bộ - Tây Nguyên - Nam Trung bộ đang được xúc tiến đầu tư. Trong tương lai gần Bình Thuận sẽ có các cửa ngõ giao thương, kết nối không gian kinh tế liên vùng một cách thuận tiện, góp phần cải thiện đáng kể hệ thống dịch vụ logistics, tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững.

Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tỉnh Bình Thuận đã từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng và khai thác tiềm năng thế mạnh. Đặc biệt nhất là sau Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017 đến nay, tỉnh Bình Thuận đã đạt được những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế.

Theo đó, địa phương đã chấp thuận đầu tư 264 dự án, với tổng số vốn hơn 53 ngàn tỷ đồng, có 1.730 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 32,8 ngàn tỷ đồng. Đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (năm 2017 chiếm 74,78%; năm 2018 chiếm 78,13% và năm 2019 dự kiến chiếm khoảng 80%). Các dự án đầu tư được triển khai góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện an sinh xã hội cho nhân dân. GRDP bình quân đầu người năm 2018 là 2.251 USD, tăng 13,75% so với năm 2017, tăng 30,39% so với năm 2015. Chỉ tiêu GRDP của năm 2018 tăng 8,08%, và 6 tháng đầu năm 2019 ước tăng 8,46%, đây mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2016 đến nay.

Với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Bình Thuận  đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Thuận 2019 Với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Bình Thuận  đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho 11 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 23.152 tỷ đồng cùng các nhà đầu tư ký Thỏa thuận ghi nhớ đăng ký đầu tư cho 14 dự án với tổng vốn đăng ký  lên đến 19 tỷ USD và 30.696 tỷ đồng trên nhiều lĩnh vực.