Trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến các hoạt động thương mại và đầu tư trên thế giới suy giảm. Các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng. Nhưng bất chấp những khó khăn trước đại dịch Covid-19, ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng. Đây chính là bước tạo đà, tạo lực bứt phá cho hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới.
Nhìn lại 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trầm trọng, chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng về việc làm, thất nghiệp, an sinh xã hội và tác động đến trật tự kinh tế, chính trị toàn cầu. Nhưng xuất khẩu trong nửa đầu tháng 2 của Việt Nam tiếp tục có đà tăng trưởng đáng ghi nhận, như một điểm sáng của nền kinh tế. Tính đến 15/02 Việt Nam duy trì được con số xuất siêu gần 3 tỷ USD. Theo thông tin Tổng cục Hải quan công bố, trong nửa đầu tháng 2, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 9,94 tỷ USD, tăng nhẹ gần 2,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu trong nửa đầu tháng 2 của Việt Nam tiếp tục có đà tăng trưởng đáng ghi nhận, như một điểm sáng của nền kinh tế. Ảnh: Internet
Trong đó, cả nước có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/02, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 38,46 tỷ USD, tăng mạnh gần 36,9% so với cùng kỳ năm 2020, tương đương con số tăng thêm 10 tỷ USD.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, trái với tăng trưởng của xuất khẩu, nửa đầu tháng 2, kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, từ ngày 01 đến ngày 15/02, nhập khẩu cả nước đạt 9,24 tỷ USD, giảm khoảng 500 triệu USD. Hai nhóm hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa đầu tháng 2 là máy vi tính, sản phẩm điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Nhìn chung từ đầu năm đến ngày 15/02, dù dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước vẫn tăng mạnh khi đạt 35,7 tỷ USD, tăng hơn 7 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020, tương đương gần 25,3%. Quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 74 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu 2,76 tỷ USD. Như vậy, so với cùng kỳ 1 năm trước, cả xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam đều có sự khởi đầu ấn tượng.
So với cùng kỳ 1 năm trước, cả xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam đều có sự khởi đầu ấn tượng. Ảnh: Internet
Năm 2021, Bộ Công thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2020 và cán cân thương mại tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu. Để đạt được mục tiêu này, Bộ Công thương xác định thể chế là khâu quan trọng, trong đó lưu ý tới hoàn thiện thể chế xử lý, ứng phó với các vấn đề mới về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, phòng vệ thương mại và những tác động của đại dịch Covid-19 với cấu trúc chuỗi cung ứng. Cùng với đó, Bộ Công thương tiếp tục tập trung tái cơ cấu qua việc đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh, phát triển các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số như thương mại điện tử và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.