18/11/2024 lúc 08:37 (GMT+7)
Breaking News

Xây dựng ''Chợ du lịch trực tuyến'' để kết nối các sản phẩm du lịch địa phương

Ngày 22/9, hội thảo "Tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch", Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết: Đơn vị đang kết hợp với một số doanh nghiệp xây dựng nền tảng kết nối dưới hình thức "Chợ du lịch trực tuyến" giữa các doanh nghiệp du lịch theo hướng xã hội hóa.

Ngày 22/9, hội thảo "Tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch", Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết: Đơn vị đang kết hợp với một số doanh nghiệp xây dựng nền tảng kết nối dưới hình thức "Chợ du lịch trực tuyến" giữa các doanh nghiệp du lịch theo hướng xã hội hóa.

Phú Quốc - điểm đến hấp dẫn du khách. Ảnh: TTXVN

Tính chất của "Chợ du lịch trực tuyến" không chỉ là nơi quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin sản phẩm du lịch mà còn là nơi để các đơn vị doanh nghiệp trao đổi, kết nối để cùng xây dựng hoạt động du lịch hiệu quả và bền vững.Đây là một trong những phần việc nằm trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các hoạt động quản lý, xây dựng sản phẩm và quảng bá du lịch mà Tổng cục Du lịch sẽ thực hiện trong thời gian tới để nhanh chóng phục hồi thị trường. Với ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 tới ngành du lịch, toàn ngành xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là cần phải nhanh chóng chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để phát triển du lịch.

Thông tin từ Tổng cục Du lịch cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 80% so với năm 2019, khách nội địa giảm 34%, tổng thu từ khách du lịch giảm 59%. Trong 8 tháng năm 2021, Việt Nam không đón khách quốc tế, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm 5,5% so với năm 2020, tổng thu từ khách du lịch 8 tháng năm 2021 đạt khoảng 136.520 tỷ đồng, giảm 26,5% so với năm 2020. Bên cạnh đó, hệ lụy từ dịch Covid-19 còn khiến 90% doanh nghiệp lữ hành tạm dừng hoạt động, nhân lực trong ngành du lịch phải nghỉ việc hoặc chuyển sang lĩnh vực khác.

Trước khó khăn này, ngành du lịch Việt Nam đã xây dựng các kế hoạch phục hồi dựa theo diễn biến dịch. Ngoài việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các hoạt động quản lý, quảng bá du lịch, ngành du lịch xác định, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến hết năm là tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch trong hoạt động du lịch; chuẩn bị các điều kiện để thực hiện thí điểm đón khách quốc tế tại Phú Quốc (Kiên Giang), từ đó xây dựng mô hình điểm để nhân rộng ra các điểm du lịch khác; đa dạng hóa các kênh truyền thông để tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tới bạn bè quốc tế và du khách nội địa.

Để thực hiện được các nhiệm vụ này, ông Nguyễn Trùng Khánh đề nghị:Các địa phương cần ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch; tăng cường các hoạt động liên kết, phối hợp để đưa hoạt động du lịch trở lại một cách an toàn, hấp dẫn. Ngoài ra, các địa phương cần tiếp tục kêu gọi các hình thức xã hội hóa cho các hoạt động đầu tư, quảng bá du lịch địa phương...