13/01/2025 lúc 14:55 (GMT+7)
Breaking News

VnSAT góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp Việt Nam

VNHN - Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (viết tắt là VnSAT) do Ngân hàng thế giới tài trợ với tổng số 301 triệu USD thực hiện từ năm 2015 – 2020 với định hướng chiến lược là hỗ trợ triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê tại hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là ĐBSCL và Tây Nguyên. 

VNHN - Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (viết tắt là VnSAT) do Ngân hàng thế giới tài trợ với tổng số 301 triệu USD thực hiện từ năm 2015 - 2020 với định hướng chiến lược là hỗ trợ triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê tại hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là ĐBSCL và Tây Nguyên. 
Dự án VnSAT là một trong những dự án lớn, mang tầm quan trọng của Bộ NN&PTNT, góp phần triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Tây Nguyên. Trong đó sản phẩm Gạo: ST24, Đài thơm 8, RVT, OM 5451… và cà phê: Robusta, Arabica  của VnSAT được sản xuất trên những cánh đồng nguyên liệu rộng lớn ứng dụng khoa học công nghệ 4.0, canh tác theo phương pháp an toàn, thân thiện mỗi trường. Đến nay sản phẩm của dự án đã được phân phối rộng khắp cả nước và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.


Hội nghi khởi động Dự VnSAT – Dấu mốc đầu tiên trên chặng hành trình xây dựng và hình thành các chuỗi giá trị Gạo và Cà Phê mạnh của Việt Nam

Hiện nay, dự án VnSAT đã và đang nỗ lực đạt các mục tiêu kinh tế đã đề ra như tăng lợi nhuận trên mỗi hecta sản xuất lúa lên tới 30% với tổng giá trị tăng thêm cho toàn vùng từ 40 – 60 triệu USD; tăng lợi nhuận của nông dân thêm khoảng 15 triệu đồng/ha trồng cà phê với tổng giá trị tăng thêm cho toàn vùng khoảng 48 – 50 triệu USD và hứa hẹn lợi nhuận này sẽ kéo dài trong suốt chu kỳ kinh doanh của cây cà phê (từ 20 – 25 năm).


Các chuyên gia kinh tế, nông nghiệp và các nhà báo thăm quan dây chuyền chế biến Gạo Ruộng nhà mình thuộc Dự án VnSAT

Không chỉ hướng tới các mục tiêu kinh tế cụ thể, Dự án VnSAT còn hướng tới các giá trị xã hội cụ thể như giúp khoảng 140.000 hộ nông dân trồng lúa ở ĐBSCL được tiếp cận, áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững; liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ với doanh nghiệp, hợp tác xã và tăng thu nhập khoảng 30%. Khoảng 63.000 hộ nông dân ở Tây Nguyên được tiếp cận, áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững, tái canh cà phê và tăng thu nhập khoảng 20%. Bên cạnh đó cũng góp phần giảm tác động tiêu cực tới môi trường thông qua việc giảm lượng nước tưới, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác lúa gạo, cà phê. Đặc biệt là tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tỉnh tham gia dự án trong những năm tiếp theo./.