VNHN - Tỉnh Quảng Ninh với 3 đột phá chiến lược và đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế,…bằng hành động cụ thể.
Chùa Cái Bầu được xây dưng năm 2007, trên nền ngôi chùa Phúc Linh Tự - Đền thời các tướng nhà Trần
Quảng Ninh đã chủ động đề xuất thí điểm xây dựng Đặc khu kinh tế Vân Đồn, tập trung vào Đặc khu kinh tế Vân Đồn đã được tỉnh nghiên cứu trong cả một quá trình lâu dài, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm thế giới về mô hình đặc khu kinh tế, đặc khu hành chính và thực tiễn trong nước. Tôi có thể khẳng định Đặc khu kinh tế Vân Đồn sẽ có sự khác biệt hơn so với các KKT khác trước đây như: Cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội đủ sức mạnh cạnh tranh quốc tế thu hút mạnh đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài. Phát triển kinh tế theo mô hình Đặc khu kinh tế mở, hướng ngoại nhằm thu hút nguồn vốn, công nghệ và phương pháp quản lí tiên tiến đối với các lĩnh vực có tiềm năng lợi thế.
Nằm trong Vịnh Bái Tử Long và liền kề với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, cách cửa khẩu Móng Cái khoảng 120km về phía Đông Nam. Vân Đồn không chỉ có tài nguyên thiên nhiên phong phú với những cánh rừng nguyên sinh, nhiều bãi biển đẹp với cát trắng mịn, mà còn có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa cùng với kiến trúc nghệ thuật đặc sắc rất thích hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển, du lịch văn hóa.
Có thể nói rằng: “ Vân Đồn sẽ trở thành mũi nhọn của kinh tế”, bởi Vân Đồn có vị trí kinh tế, chính trị quan trọng do nằm trên đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc. Không chỉ vậy Vân Đồn còn nằm trong khu vực hợp tác “ Hai hành lang, một vành đai”, kinh tế Việt - Trung ; hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và khu vực hợp tác liên minh Vịnh Bắc Bộ mở rộng.
Vịnh Bãi Tử Long sở hữu hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo đất lớn và có dân sinh sống.
Ngoài ra, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đặc khu kinh tế Vân Đồn luôn được quan tâm về kết cấu cơ sở hạ tầng tập trung đầu tư đồng bộ hoàn thiện. Việc thúc đẩy pháp triển nhanh, bền vững KKT Vân Đồn góp phần thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Quảng Ninh và cả nước.
Lợi thế phát triển văn hóa du lịch
Với sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng, huyện đảo Vân Đồn là nơi nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, vừa có núi được ví như một chiến lũy chắn biển Đông, Biển Vân Đồn còn được biết đến với nguồn hải sản dồi dào, nhiều loại hải sản quý hiếm. Ngoài ra, Vân Đồn còn là nơi sở hữu nhiều bãi tắm đẹp như trên đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng
Ngoài những bãi biển tuyệt đẹp, Vân Đồn còn được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ XII, Vân Đồn là một thương cảng mang tầm cỡ Quốc gia, một trung tâm buôn bán sầm uất của Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Nơi đây cũng là vùng đất gắn liền với truyền thống chống giặc ngoại xâm như những chiến công lẫy lừng thời Trần - thế kỷ XIII… góp phần hình thành một quần thể các di tích lịch sử - văn hoá như: Thương cảng Vân Đồn, Đình - Chùa - Miếu - Nghè (Quan Lạn), Chùa Trăm gian (Thắng Lợi), Đền Cặp Tiên (Đông Xá), Chùa Cái Bầu… thu hút hàng vạn lượt khách du lịch tham quan mỗi năm…
Hệ thống kiến trúc lịch sử văn hóa gồm đình - chùa - miếu - nghè tại xã Quan Lạn xây dựng từ thế kỉ 18 theo phong cách kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ
Trong khu vực thương cảng Vân Đồn còn có nhiều các di tích lịch sử ghi đậm dấu ấn văn hoá của người Việt cổ cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiêu biểu cho các khu di tích này là: Hang Soi Nhụ, hang Hà Giắt, Đấu Đong Quân v.v.. Vì những giá trị nổi bật, các di tích này đã thu hút một số nhà nghiên cứu người Pháp, Thụy Điển, Nhật Bản… quan tâm khảo cứu. Toàn bộ các di tích này có mối quan hệ khăng khít và hỗ trợ lẫn nhau để tạo thành một tuyến tham quan, khảo cứu du lịch sinh thái và lịch sử văn hoá - tâm linh rất phong phú.
Ngoài hệ thống thương cảng cổ ở Vân Đồn xưa, các thương gia và các lớp cư dân còn đóng góp công xây dựng nên nhiều di tích kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đáp ứng nhu cầu tâm linh của cư dân biển đảo, chủ yếu sống bằng nghề khai thác biển và nuôi trồng thuỷ sản. Đó là các ngôi chùa thờ Phật, Đền, Miếu mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt như: Chùa Lấm, chùa Cây Quéo nằm ở phía Tây, đảo Cống Đông, chùa Quan Lạn, nghè Trần Khánh Dư, đình Vân Hải, đình Quan Lạn (Quan Lạn)… các công trình văn hoá, tín ngưỡng này đã được kiến dựng, tồn tại và gắn liền với sự phát triển lịch sử của khu thương cảng, phục vụ đời sống tinh thần và là một trong những giá trị thiêng liêng, vô giá của cư dân biển đảo. Cùng với những giá trị lịch sử của thương cảng Vân Đồn cộng với hệ thống các di tích, lễ hội văn hoá nổi bật trên quần đảo Vân Hải kết hợp với một hệ thống đền, chùa trên quần đảo Cái Bầu sẽ là cơ sở để hình thành các tuyến tham quan du lịch văn hoá gắn với du lịch sinh thái biển đảo, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của huyện Vân Đồn. Để rút ngắn thời gian di chuyển, khoảng cách giữa các xã trên tuyến đảo, hệ thống vận chuyển khách đi các tuyến đảo đã không ngừng được đầu tư nâng cấp, tăng cả số lượng và chất lượng. Hiện nay Vân Đồn đã có 9 tàu cao tốc từ 26-50 chỗ ngồi, 20 tàu gỗ phục vụ khách đi lại các tuyến đảo. Ngoài các tuyến Quan Lạn, Minh Châu đã có nhiều tuyến mới được đưa vào khai thác. Riêng hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch tại các xã trên tuyến đảo đã chiếm 48% (575/1.210 phòng) tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện đảo Vân Đồn. Tất cả những điều này đã tạo nên một sắc thái riêng cho du lịch huyện đảo Vân Đồn...
Với những tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, văn hóa du lịch, các dự án mang tầm Quốc tế đã được triển khai tại nơi đây, hy vọng rằng trong tương lai gần, chúng ta sẽ được chứng kiến một diện mạo mới hội tụ đầy đủ những điều kiện để trở thành vùng kinh tế, văn hóa du lịch trọng điểm của Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung./.