11/01/2025 lúc 21:59 (GMT+7)
Breaking News

Từ 20-3, giáo viên dạy lâu năm chỉ hưởng lương bằng giáo viên mới?

Mới đây Bộ GD&ĐT đã ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04 về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên các cấp. Nhiều người cho rằng, từ thời điểm các thông tư này có hiệu lực (20-3), giáo viên giảng dạy lâu năm và  giáo viên mới được tuyển dụng có mức lương tương đương.

Mới đây Bộ GD&ĐT đã ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04 về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên các cấp. Nhiều người cho rằng, từ thời điểm các thông tư này có hiệu lực (20-3), giáo viên giảng dạy lâu năm và  giáo viên mới được tuyển dụng có mức lương tương đương.


Theo 4 Thông tư trên, việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Cụ thể, với xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức:

Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.


Như vậy, việc xếp lương cho một số đối tượng giáo viên giảng dạy lâu năm sẽ căn cứ vào hệ số lương hiện hưởng cũng như căn cứ vào việc đã hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Từ 20-3, không có chuyện giáo viên lâu năm hưởng bằng lương của giáo viên mới ra trường (ảnh minh họa)

Ngoài ra, các Thông tư trên chỉ quy định về mức lương theo công thức: Lương = Hệ số x Lương cơ sở. Trong khi đó, ngoài “lương cứng”, giáo viên còn được hưởng các khoản phụ cấp và khoản chi ngoài lương khác như phụ cấp thâm niên. Song, đến 1-7-2022, phụ cấp thâm niên của giáo viên chính thức bị bãi bỏ.

Hiện nay, lương giáo viên sẽ được tính theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở + các loại phụ cấp (Thâm niên + giảng dạy…) - tiền đóng bảo hiểm xã hội

Như vậy, từ 20-3, giáo viên dạy lâu năm vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định nên không có chuyện giáo viên lâu năm hưởng bằng lương của giáo viên mới ra trường.

Ngoài ra, từ 1-7-2022, khi phụ cấp thâm niên của giáo viên bị bãi bỏ, việc xếp lương mới của giáo viên cũng thay đổi.

Theo đó, chính sách tiền lương của giáo viên sẽ được cải cách theo hướng xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp giáo viên theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Như vậy, từ nay đến 1-7-2022, giáo viên vẫn được hưởng lương theo quy định tại bốn Thông tư mới được Bộ GD&ĐT ban hành cùng với các khoản phụ cấp hiện hưởng.

Từ 1-7-2022 trở đi, dự kiến mức lương cơ sở và phụ cấp thâm niên bị bãi bỏ thì giáo viên có thể được hưởng lương theo số tiền cụ thể trong bảng lương mới sau cải cách tiền lương.