VNHN- Trường Đại học Bình Dương được thành lập ngày 24/9/1997 đã có những bước đi đồng hành cùng tỉnh Bình Dương ngay từ những ngày đầu tái thiết tỉnh. Theo triết lý giáo dục “Mở để học, học để mở, để kiến tạo tương lai, để trở thành công dân trách nhiệm”. Trường Đại học Bình Dương xây dựng nền giáo dục mở để mỗi người hoàn thiện, trở thành một công dân toàn cầu.
Việt Nam đang không ngừng chuyển mình và hội nhập vào sự phát triển của thế giới ở mọi lĩnh vực trong xu thế toàn cầu hóa. Trong đó, lĩnh vực giáo dục cũng luôn nỗ lực đổi mới và chuyển biến mạnh mẽ để phù hợp với dòng chảy hội nhập. Nền giáo dục ngày nay không chỉ đơn giản là công tác truyền đạt tri thức trên lý thuyết sách vở, mà giáo dục còn đòi hỏi đào tạo những con người có khả năng hội nhập như một công dân toàn cầu thực thụ. Vậy nên, sự thay đổi không ngừng của nền giáo dục ở các chương trình và định hướng đào tạo là cần thiết.
Hiểu rõ được điều này, nền giáo dục mở của trường nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên và học tập suốt đời của mỗi người trong hành trình vươn tới đỉnh cao tri thức nhân loại. Người theo học có thể học bất chấp không gian và thời gian, bất kỳ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Đây là nền giáo dục giúp mọi người hoàn thiện về Tâm lực, Trí lực, Thể lực và Tài lực. Được tổ chức mềm dẻo và linh hoạt, đáp ứng được thị trường lao động và nhu cầu học tập của xã hội. Các kế hoạch học tập được lựa chọn theo ý muốn của sinh viên với quy mô đào tạo không hạn chế. Các lớp học được tổ chức linh hoạt và thuận tiện, sinh viên theo học vừa có thể vừa học, vừa làm, có thể tiếp thu tri thức ở bất cứ nơi đâu mà không cần bắt buộc lên trường lớp. Thông qua những kết quả lao động và sáng tạo đạt được, sinh viên có thể tự đánh giá năng lực của mình. Để khi rời khỏi ghế nhà trường, hòa nhập vào guồng quay không ngừng của cuộc sống, hoàn toàn có thể trở thành một mắc xích, một thành tố quan trọng trong xã hội ở tương lai.
Trường Đại học Bình Dương xây dựng nền giáo dục mở để mỗi người hoàn thiện, trở thành một công dân toàn cầu. Ảnh: bdu.edu.vn
Trong những năm tháng phục vụ cho sự nghiệp “trồng người”, trường đã cung ứng cho xã hội hàng ngàn nhân lực giỏi chuyên môn, vững tay nghề, có tinh thần trách nhiệm với công việc và có tư cách đạo đức. Đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho hàng ngàn sinh viên, các sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng chính quy. Sinh viên các hệ từ xa, vừa làm vừa học, văn bằng 2 và đại học liên thông. Ngoài ra trường còn cung cấp các học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp và chuyên nghiệp cho xã hội. Cùng với đó là những thạc sĩ tốt nghiệp với các chuyên ngành đào tạo khác nhau, trong đó có hơn 50 thạc sĩ chương trình MBA do Đại học Benedictine Hoa Kỳ cấp bằng.
Phương pháp “cộng học” Học – Hỏi – Hiểu – Hành được đề ra như một phương pháp giáo dục tối ưu giúp người học hoàn thiện chính mình. Đây là phương pháp được cụ thể hóa qua mô hình “5 hình thức người thầy”: Thầy là cha mẹ, người thân; thầy là thầy cô trên lớp; thầy là sách, hội thảo khoa học; thầy là nguồn tư liệu internet và thầy là chính bản thân người học. Có thể hiểu được rằng, phương pháp đào tạo nhân tài này của nhà trường chính là hướng đến sự phát triển năng lực toàn diện của mỗi cá nhân, để có thể tiếp cận được kết quả cuối cùng với tư cách là một công dân toàn cầu.
Phương pháp “cộng học” Học – Hỏi – Hiểu – Hành được đề ra như một phương pháp giáo dục tối ưu giúp người học hoàn thiện chính mình. Ảnh: bdu.edu.vn
Trường Đại học Bình Dương gánh trên mình sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa. Suốt những năm tháng qua, trường luôn chú trọng vào việc liên kết chương trình đào tạo với những cơ sở giáo dục danh tiếng trên thế giới, các chương trình khoa học mang tính ứng dụng cao. Không những vậy, nhà trường còn đặc biệt quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người học có thể phát huy bản thân ở mảng khoa học xã hội và nhân văn.
Trường Đại học Bình Dương với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của Ban Giám hiệu nhà trường cùng sự đồng hành của những nhà giáo dục tâm huyết. Tập thể trường đoàn kết, chung sức, chung lòng, năng động, sáng tạo, cùng chung tay xây dựng nhà trường trở thành trường Đại học kinh tế sinh thái mở, đa lĩnh vực, đa hệ từ đại học, cao học, đến nghiên cứu sinh. Góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực hoàn thiện về Tâm lực, Trí lực, Thể lực và Tài lực chất lượng. Xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương cũng như của nước nhà.