Mỗi người dân TP Đà Nẵng đều có mã Code QR, tự khai báo y tế và quét QR Code khi đến công sở, quán ăn, cà phê, đi siêu thị… đang dần hình thành thói quen để phòng chống dịch.
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng cũng đã quy định mỗi người dân phải có một mã QR và sử dụng mã này khi ra, vào các địa điểm đến. Qua đó, từng bước đưa việc này trở thành thói quen, của người dân trong hoàn cảnh thích ứng an toàn với dịch, đồng thời sẽ thuận lợi cho lực lượng chức năng khi cần truy vết. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố … bắt buộc phải kiểm soát mã QR Code đối với những người đến tham gia các hoạt động.
Các mã QR Code luôn được các nhà hàng quán ăn dán ngay cửa ra vào thuận tiện cho khách hàng quét mã QR.
Sau khi kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19 Thành phố Đà Nẵng đã cho mở lại các cơ sở dịch vụ kinh doanh ăn uống và được phép phục vụ khách tại chỗ, người dân được đi lại một cách thuận lợi nhưng mỗi người dân đều phải sử dụng mã QR và khai báo y tế khi đến công sở, cơ quan hành chính và khi ra vào siêu thị,quán cà phê, quán ăn như là một thói quen, bởi người dân ý thức được việc làm này như một cách để chung tay cùng chính quyền chống dịch .
Sở TT&TT TP Đà Nẵng cũng đã có hướng dẫn cụ thể từ bố trí thiết bị đến nhân lực và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh chuyển đổi sang quản lý “số” theo mã QR Code đối với khách ra vào. Theo ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP Đà Nẵng, cho biết việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và theo dõi mã Code QR đã tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý của TP và người dân nhằm tiết kiệm công sức, thời gian và chủ động hơn trong việc truy vết dịch khi phát hiện ca dương tính với COVID-19.
Khách hàng quét mã QR Code trước khi vào quán.
Chị Huỳnh Thủy Trúc ở phường Khuê Trung - Cẩm Lệ cho biết việc quét mã QR khi ra vào các điểm ăn uống có mất chút ít thời gian nhưng sẽ đảm bảo chính xác giúp lực lượng chức năng khi phải truy vết trong trường hợp cần thiết Tuy nhiên, việc khai báo, quét QR Code sẽ khó khăn một chút đối với người lớn tuổi, không rành về công nghệ hoặc những người không có điện thoại thông minh”. Do đó nên đẩy nhanh việc phổ cập QR Code tới từng hàng quán,phát động đoàn viên, thanh niên các phường ra quân thực hiện cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm cho các hộ kinh doanh, buôn bán trên trên toàn địa bàn thành phố.
Trước đó, trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp nhất, Đà Nẵng cũng đã chủ động đi đầu trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin một cách sáng tạo và rất hiệu quả trong việc phòng chống dịch. Từ việc cấp mã QR giấy đi đường đến khai báo y tế trên hệ thống hạ tầng riêng của thành phố (App DANANG Smart city) Những cách làm này đã tạo ra hiệu ứng tốt và được người dân đồng lòng ủng hộ vì tính tiện lợi, hiệu quả. Khi dịch bệnh Covid-19 kéo dài nhiều tháng qua, người dân chấp hành chủ trương của thành phố Đà Nẵng mọi quán ăn cửa hàng đều đóng cửa, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, ý thức được việc chung tay phòng chống dịch là việc nên làm nên khi thành phố cho các quán ăn uống hoạt động trở lại, người dân đã thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, đặc biệt trang bị các thiết bị thông minh như iPad, điện thoại Smartphone để nhân viên quét QR Code cho khách.
Anh Trác Ngọc Chi (đứng ngoài cùng ) chủ nhà hàng Ngọc Chi cùng nhóm thiện nguyện Chung tay đẩy lùi Covid Đà Nẵng Kitchen đang chuẩn bị các phần cơm từ thiện.
Anh Trác Ngọc Chi chủ nhà hàng chay Ngọc Chi đường Hoàng Diệu – Quận Hải Châu chia sẻ, từ khi bùng dịch anh cũng đã làm tình nguyện viên cho Nhóm từ thiện Đà Nẵng kitchen với nhiều công việc thiện nguyện hữu ích như hỗ trợ trong tuyến đầu, hỗ trợ các suất cơm miễn phí mùa dịch, Đồng hành cùng các tuyến đầu chống dịch.
Anh chia sẻ khi thành phố cho bán trở lại nhà hàng anh cũng hướng dẫn khách sử dụng mã QR code khi đến nhà hàng, tuy những ngày đầu mở bán lại tại chỗ nhưng lượng khách cũng chưa đông. Anh mong rằng mọi người hiểu và thực hiện tốt việc khai báo y tế cũng như quét mã QR Code khi ra vào các nơi ăn uống và công sở chính là góp một phần chung tay chống dịch.
Chị Hoàng Thị Nhung chủ quán bánh cuốn trên đường Huỳnh Tấn Phát cho biết “ việc quét mã những ngày đầu cũng làm cho nhiều khách khó chịu. Tuy nhiên, sau khi được giải thích về nhiều lợi ích khi cần truy vết, dập dịch của chính quyền thì khách hàng cũng vui vẻ thực hiện. Đến nay thì dường như thành thói quen của mỗi người dân, và với ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của mỗi người dân, mong rằng chúng ta sẽ vượt qua đại dịch “Chị Nhung chia sẻ./.