24/11/2024 lúc 07:02 (GMT+7)
Breaking News

Toàn cảnh 4 doanh nghiệp đứng đầu ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

VNHNO – Theo thống kê của iPrice - trang tổng hợp và so sánh giá tại Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đang ở mức cao nhất nhì trong khu vực. Năm 2017, Việt Nam thậm chí đã vượt qua cả Thái Lan và Malaysia về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử.

VNHNO – Theo thống kê của iPrice - trang tổng hợp và so sánh giá tại Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đang ở mức cao nhất nhì trong khu vực. Năm 2017, Việt Nam thậm chí đã vượt qua cả Thái Lan và Malaysia về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử.

Dưới đây là 4 doanh nghiệp đứng đầu thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay.

Lazada

Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012. Về mô hình kinh doanh, hướng đi của Lazada là mô hình market place - trung gian trong quy trình mua bán online. Lazada cung cấp các sản phẩm quốc tế và nội địa với nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú (thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, thời trang và làm đẹp…).

Nguồn: Internet

Lazada là một trong số những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc quản lý, vận hành và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, Lazada ngày càng thúc đẩy hình thức thương mại điện tử tương tác thông qua việc tổ chức các buổi livestream kết nối người tiêu dùng.

Ưu điểm của Lazada so với nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử khác là có công ty phân phối riêng – LEX. Ngoài ra, Lazada còn xây dựng hệ thống nhà kho riêng tại Hà Nội và TP.HCM. Từ đó dễ dàng phân phối hàng sang các tỉnh thành lân cận. Mọi khâu từ nhập hàng, kiểm soát đến xuất hàng từ các kho đều có sự giám sát của các thiết bị công nghệ hiện đại.

Shopee

Shopee chính thức ra mắt thị trường Việt vào ngày 8/8/2015. Đây là một sản phẩm từ công ty Garena - nhà cung cấp nền tảng Internet hàng đầu tại Singapore. Ứng dụng này cho phép người dùng Việt Nam thực hiện mua bán trên điện thoại di động chỉ trong 30 giây, hỗ trợ người mua nhắn tin cho người bán để được tư vấn, trả giá và giao dịch nhanh chóng. Hiện tại, Shopee đang đi theo mô hình C2C (khách hàng – khách hàng) trong khi cả Lazada, Tiki và Sendo đều đi theo mô hình B2C (Doanh nghiệp – Người tiêu dùng).

Nguồn: Internet

Shopee bày bán nhiều sản phẩm khác nhau từ điện tử đến thiết bị tiêu dùng, đồ gia dụng, sức khỏe, làm đẹp… Nhược điểm của Shopee là chi phí vận chuyển hàng còn khá cao so với các trang thương mại điện tử khác và phần lớn giao dịch thực hiện bằng tiền mặt bằng phương thức thu hộ (COD).

Sendo

Sendo ra mắt khách hàng vào năm 2012. Đây là một sản phẩm thương mại điện tử của tập đoàn FPT. Sendo được xem là cổng kết nối mua sắm trực tuyến của 7 thị trường Đông Nam Á với gần 25 triệu lượt xem mỗi tháng. Hơn 5 năm sau khi thành lập, Sendo đã trở thành trong bốn sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam tính theo tổng giá trị giao dịch. Mới đây vào ngày 16/8/2018, sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo vừa nhận khoản đầu tư 51 triệu đô la Mỹ từ các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

Nguồn: Internet

Sendo.vn hiện đang cung cấp 10 triệu sản phẩm với hơn 300.000 gian hàng và hàng triệu người mua trên khắp 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Tiki

Trước đây, Tiki.vn từng là một trang thương mại điện tử dành chuyên cung cấp sách. Dần dần, Tiki phát triển thành một trang web thương mại điện tử tổng hợp. Đây có thể được xem là đối thủ lớn nhất của Lazada Việt Nam. Tiki đi theo mô hình B2C.

Nguồn: Internet

Tiki.vn có hơn 300.000 sản phẩm thuộc 12 lĩnh vực điện tử, phong cách sống và sách. Công ty đạt được tỷ lệ hài lòng cao nhất của khách hàng và tỷ lệ hoàn vốn thấp nhất trong số tất cả các nhà khai thác thương mại điện tử ở Việt Nam. Lý do là nhờ khả năng kiểm soát chuỗi cung cấp hết sức hợp lý từ các nhà chuyên môn; việc hợp tác với các nhãn hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp hàng hóa chất lượng cao; việc quản lý kho và hậu cần, thanh toán và cung cấp dịch vụ khách hàng cao cấp.