10/01/2025 lúc 04:47 (GMT+7)
Breaking News

Tiết kiệm tiền tỉ từ cắt giảm thủ tục hành chính

VNHN - Cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện, thủ tục hành chính đã được lượng hóa thành kết quả cụ thể về thời gian, chi phí tiết kiệm cho doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, lộ trình này vẫn còn không ít những viên đá cản đường.

VNHN - Cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện, thủ tục hành chính đã được lượng hóa thành kết quả cụ thể về thời gian, chi phí tiết kiệm cho doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, lộ  trình này vẫn còn không ít những viên đá cản đường.

Thông tin từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):  "Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 19, môi trường kinh doanh đã được cải thiện, so với năm 2015 tăng 21 bậc". Cụ thể, đến tháng 12/2018 đã có 8 bộ báo cáo đánh giá tác động của việc cải cách thủ tục hành chính, theo đó, tiết kiệm cho  DN và xã hội khoảng 11.642.068 ngày công mỗi năm, tương đương 5.407 tỷ đồng/năm. Đơn cử việc cắt giảm thủ tục hành chính của  Bộ Y tế đã giúp tiết kiệm được 7.754.650 ngày công mỗi năm, tương đương 3.107,5 tỷ đồng mỗi năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính tiết kiệm được 1.800.403 ngày công mỗi 5 năm, tương đương 1.291,1 tỷ đồng mỗi năm. Bộ Giao thông - Vận tải cũng tiết kiệm được 1.340.000 ngày công mỗi năm, tương đương 660,7 tỷ đồng mỗi năm...

Giờ làm việc tại Trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Nai - Ảnh: TL

Tại cuộc họp về thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại vào cuối năm 2018, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) Nguyễn Công Bình cho biết, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại các của khẩu đối với hàng xuất khẩu giảm 3 giờ (từ 58 xuống 55 giờ), đối với hàng nhập khẩu giảm 6 giờ (từ 62 xuống 56 giờ), chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm được 19 USD. Ước tính với trên 11 triệu tờ khai của năm 2017, DN tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan, tiết kiệm được trên 16 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu và trên 34 giờ lưu kho bãi đối với hàng nhập khẩu.

Mặc dù hiệu quả kinh tế  được ghi nhận nhưng theo báo cáo Doing Business 2019 của WB, thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam còn thấp. Với thứ hạng 69/190, môi trường kinh doanh 2019 của Việt Nam đã giảm 1 bậc so với Doing Business 2018 và đứng sau 4 nước trong khu vực ASEAN, gồm: Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 15), Thái Lan (thứ 27) và Brunei (thứ 55).

TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, tuy nhiên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017 (công bố vào tháng 3/2018), đang xếp ở vị trí thứ 8, và có nhiều chỉ số được xếp hạng khá thấp trong đó có chỉ số thiết chế pháp lý và ANTT chỉ xếp hạng 57/53. Ngoài ra, chỉ số quản trị hành chính công (PAPI) của TP.HCM được đo lường thực tiễn từ người dân là khách hàng sử dụng dịch vụ công cho thấy TP.HCM có chỉ số cải thiện như thủ tục hành chính công (7.04/10), tuy nhiên chỉ số trách nhiệm giải trình với người dân vẫn còn ở mức trung bình (5.15/10)

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, một số bộ, ngành thực hiện cải cách chưa đạt kết quả cao. Ví dụ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong hai năm qua, số lượng điều kiện kinh doanh được cắt giảm chỉ đạt xấp xỉ 10%, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế như việc cải cách điều kiện kinh doanh chủ yếu được tập trung vào các vấn đề được DN phản ánh thường xuyên, liên tục, còn các chỉ tiêu gián tiếp chưa chú trọng cải thiện, sự phối hợp giữa các bộ, ngành chưa chặt chẽ và chưa chủ động.

Đưa ra ví dụ cụ thể mặt hàng sữa nhập khẩu đang phải chịu quy trình phức tạp, chồng chéo, trong đó quy trình trước thông quan đòi hỏi  DN phải hoàn thành thủ tục giữa ba Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, và Bộ Công Thương liên quan đến kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm, WB khuyến nghị, ba bước quy trình kiểm tra chuyên ngành trước thông quan cần được gộp lại làm một. "Sự đơn giản hóa quy trình này  sẽ giúp giảm một số lượng thời gian nhất định của DN", WB khẳng định.