08/05/2024 lúc 09:25 (GMT+7)
Breaking News

Thừa Thiên - Huế: Hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ về cung ứng gỗ hợp pháp

VNHNO -  Sáng ngày 7/9, tại Thừa Thiên - Huế đã diễn ra Hội thảo khởi động "Hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) nhỏ tuân thủ những yêu cầu về gỗ hợp pháp để tham gia hiệu quả và chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trong nước và quốc tế".

VNHNO -  Sáng ngày 7/9, tại Thừa Thiên - Huế đã diễn ra Hội thảo khởi động "Hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) nhỏ tuân thủ những yêu cầu về gỗ hợp pháp để tham gia hiệu quả và chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trong nước và quốc tế".

Toàn cảnh hội thảo

Hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD), Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED), Trung tâm Con người và Môi trường vùng Tây Nguyên (COPE).

Mục đích của hội thảo là nhằm giới thiệu dự án với các bên liên quan, tham vấn ý kiến, báo cáo đánh giá nhu cầu, nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội và các hiệp hội DN để hỗ trợ kỹ thuật cho các DN nhỏ và vừa trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Trị, Đồng Nai và Lập kế hoạch hoạt động chi tiết cho các thời kỳ tiếp theo của dự án.

Dự án này được tài trợ bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) trong thời gian từ tháng 3/2018 - 9/2019. Thông qua dự án có thể xác định được các tổ chức xã hội nào tham gia vào các hoạt động giám sát độc lập nhằm yêu cầu các các cơ quan được chỉ định thực hiện Hệ thống phân loại DN (OCS) giải trình và đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống.

Tại hội thảo, Đại diện của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam nhấn mạnh một số điểm quan trọng của hiệp định VPA/FLEGT tác động đến DN gỗ như quản lý gỗ nhập khẩu, phân loại DN, xác minh xuất khẩu, cấp phép FLEGT. 

Đại diện cho tổ chức FAO phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Josil P.Murray đã trình bày, giới thiệu về gỗ bất hợp pháp, các quy định bắt buộc và tự nguyện quốc tế về khai thác gỗ trái phép, các luật pháp quốc tế về cấm thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ bất hợp pháp.

Tiến sĩ Josil P.Murray - đại diện tổ chức FAO trình bày tại hội thảo

Thông qua hội thảo, các bên tham gia cùng đánh giá sơ bộ về hoạt động gỗ hợp pháp tại 2 tỉnh Quảng Trị và Đồng Nai cũng như cách tiếp cận của dự án và vai trò của các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án nhằm tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội, giúp các DN nhỏ đáp ứng được các nhu cầu mới cũng như việc thảo luận các vấn đề liên quan đến dự án.

Hiện, Việt Nam có khoảng 4.800 DN và khoảng 2 nghìn hộ kinh doanh tham gia vào thương mại và chế biến gỗ. Dự án này sẽ hỗ trợ các DN nhỏ tuân thủ các yêu cầu về gỗ hợp pháp để đảm bảo những DN này có thể tham gia vào các chuỗi cung ứng gỗ trong và ngoài nước.

Thông qua việc hỗ trợ các DN nhỏ, dự án mong muốn góp phần hỗ trợ Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng Hệ thống phân loại DN để từ đó có thể giúp ngành gỗ của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung và Việt Nam nói riêng tiến xa hơn, phát triển mạnh mẽ hơn cả thị trường trong nước và nước ngoài./.