Giao dịch dự kiến từ ngày 17/3 đến ngày 15/4, theo phương thức thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Việt Anh sẽ giảm sở hữu tại DXG từ 4,65 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,78% xuống còn 115.000 cổ phiếu.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/3, cổ phiếu DXG đứng tại mức giá 40.150 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 8,55 triệu đơn vị. Được biết, lý do ông Việt Anh đăng ký bán cổ phiếu là nhu cầu tài chính các nhân. Nếu tạm tính với mức thị giá này, ông Việt Anh sẽ thu về khoảng 181,88 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu DXG.
Trước đó, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Công ty đã đăng ký mua 20.727.700 cổ phiếu DXG để nâng sở hữu từ 14,08% lên 17,34% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 28/2 đến 29/3. Trong đó, ông Thìn dự kiến mua vào 725.700 cổ phiếu ESOP với giá phát hành dự kiến 10.000 đồng/cổ phiếu, và mua thêm 20 triệu cổ phiếu DXG thông qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Về hoạt động kinh doanh, năm 2021, DXG ghi nhận doanh thu gấp 3,5 lần, đạt hơn 10.083 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 1.595 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ 174 tỷ đồng của năm trước, hoàn thành 112% kế hoạch doanh thu và 85,7% kế hoạch lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 1.157 tỷ đồng.
Điểm tích cực là dòng tiền kinh doanh của DXG dương hơn 1.244 tỷ đồng, trong khi năm 2020 âm 780 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2021, DXG có hơn 2.737 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, tăng 54% so với đầu kỳ. Đầu tư tài chính ngắn hạn 286 tỷ đồng, gồm 183,8 tỷ tiền gửi có kỳ hạn 3-12 tháng với lãi suất 3,3 - 7,7%/năm và 102 tỷ đồng các loại trái phiếu.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm từ 2.922 tỷ xuống 2.187 tỷ đồng. Nợ vay tài chính cuối kỳ là 4.479 tỷ đồng, giảm 25%. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 48% lên 2.962 tỷ đồng, nợ dài hạn giảm 61% xuống 1.517 tỷ. Hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 34%.