13/01/2025 lúc 16:41 (GMT+7)
Breaking News

 TÂM NGỮ VIỆT

Tâm là khái niệm rất trừu tượng trong tự nhiên - Xã hội. Tự nhiên Tâm  vũ trụ có thể nói là vụ nổ Big Bang, cũng có thể nói là mặt trời trong Thiên Hà, Tâm đường tròn, Tâm trái đất...v.v…  Xã hội con người, Tâm gia đình là cha mẹ, xong kể đến thế hệ tương lai thì Tâm lại là đứa trẻ mới sinh...

Tâm là khái niệm rất trừu tượng trong tự nhiên - Xã hội. Tự nhiên Tâm  vũ trụ có thể nói là vụ nổ Big Bang, cũng có thể nói là mặt trời trong Thiên Hà, Tâm đường tròn, Tâm trái đất...v.v…  Xã hội con người, Tâm gia đình là cha mẹ, xong kể đến thế hệ tương lai thì Tâm lại là đứa trẻ mới sinh. Tâm đường thẳng, Tâm bên trong, bên ngoài, Tâm của cân (kg) để giữ thăng bằng, Tâm công lý (Pháp luật) là hành phải chính, trị phải nghiêm. Tâm bao trùm trong không gian, thời gian hết thảy đều bắt nguồn từ Tâm…Tâm đạo Phật là Đức Thích Ca, Tâm công giáo là Đức Chúa Giesu…. Vạn vật Tâm làm Chuẩn, Tâm nhân sinh thuộc về trái đất và con người, chỉ ở con  người, Tâm mới hàm chứa , bao dung , thâu nhiếp nhiều điều, trở thành một Tâm tiểu vũ trụ. Ngoài trái tim được coi là Tâm mệnh , con người còn có Tâm hồn và Tâm ngôn ngữ…

May mắn thay di sản của tổ tiên người Việt để lại đó là tiếng Việt, thứ ngôn ngữ của đời sống trí tuệ, tinh thần, tâm linh và chính tiếng Việt chứa trong nó những chìa khóa để người Việt mở ra được con đường tiến hóa của riêng mình. Trong những chìa khóa ấy, đó là sự giáo dục ĐỨC - NHÂN - TÂM. Chìa khóa ấy là ngôn ngữ thuộc về những ai hiểu chúng sâu sắc nhất và sử dụng chúng hiệu quả nhất, đó chính là người Việt… 

Người Việt, dân tộc Việt, để hiểu Tâm Việt chỉ có thư pháp Việt, mới truyền tải đầy đủ tính triết học giáo dục của Thánh nhân cho người Việt - Truyền Đạo hết thảy đều khởi tại Tâm…

Lịch sử các nền văn hóa hay trong tôn giáo nào thì tâm cũng luôn được đặt ở vị trí độc tôn. “Vạn vật duy tâm tạo” mọi thứ ở đời đều do tâm tạo.  Tâm ngữ Việt cho người Việt là gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt và cũng ngữ hóa Tâm Hán Việt  “Nửa vành trăng khuyết ba chấm câu cheo” để Tâm Việt được minh triết tỏa sáng…

TÂM Phật dạy: “ TÂM LÀM CHỦ CỦA THÂN” Tâm người có thể nói là lòng tin  – Niềm tin như đôi cánh để bay lên và bay cao. Niềm tin là sức mạnh, là điểm tựa để vững bước trên đường sống, Tâm lòng tin là cội gốc của nhân cách con người và giá trị cuộc sống, lòng tin (hay niềm tin, chữ tín - tín tâm) là một trong số những giá trị cao trọng hàng đầu, làm nên chuẩn mực và nền tảng trong các mối quan hệ con người và xã hội. Vậy Niềm tin  đó chính là Tâm Thành, ở sự chân thành hay thành Tâm…

TÂM làm chủ thì ắt thân phải là dụng, Vâng xin thưa:  

“ THÂN LÀ DỤNG CỦA TÂM”  Ăn ở với nhau, hành xử với nhau, trên dưới, trong ngoài, sau trước, thảy đều phải thuần thành, thậm chí đến ngay cả khi bộc lộ cái Tâm xấu, cái Tâm dở của mình cũng gắng mà chân thành. Nên người xưa bảo: Chí thành sinh thánh. Muốn là thánh và có thánh, thì trước hết,trên hết phải biết sống thành. Một cá nhân là thế và một dân tộc, thậm chí là nhân loại càng phải thế, không ai, không có cách gì và không bao giờ là giả dối mà có được và nên được điều gì thật tốt đẹp và bền lâu. Đời người mà sống được như thế thì quý giá lắm thay!...

Tạo hóa tự nhiên “Nhân chi sơ tính bản thiện” phàm làm người đều thiện TÂM, chính thế và đúng thế Phật dạy:“ ĐẠO DO TÂM HỌC – ĐỨC DO TÂM CHỨA” muốn thành phải có đạo – chính đạo, cũng bởi tại Tâm, gốc của Tâm là trí tuệ - trí tuệ cao thoáng và tuyệt đối, ắt phải có Tâm sáng - tức lòng trong sạch và tĩnh lặng tuyệt đối…

TÂM Phật dẫn “ PHẬT DO TÂM THÀNH” hiểu giản dị muốn gia đình hạnh phúc Tâm phải thực lòng thành, lòng trong sạch là biết sống vô ngã và vị tha. Nói tới vô ngã và vị tha, đó là những nguyên lý Phật, chân lý Phật, giá trị Phật.

Vậy Phật là trí tuệ và Tâm từ bi (tức Tâm vô ngã – biết quên mình đi, không ham chấp giữ và vị tha - biết vì người và yêu thương con người, yêu thương cuộc đời rộng lớn)… Vâng thực thảy đều là các giá trị nguyên nguồn của tự nhiên – bản thể (nhà Phật gọi là bản nguyên tự tính thanh tịnh)…  Xin thưa đời thường muốn hạnh phúc Tâm phải Thành, thành tài, thành danh, tất cả đều phải thành Tâm, thành ý, mới thành công.

Vâng chính các Ngài cuộc đời và sự nghiệp của các bậc chí thánh đã mách bảo, dạy chúng ta điều cốt tử, rằng: Muốn THÀNH, trước hết phải có THỰC, bởi trên thực tế người có THỰC thì dễ sống THÀNH, và lẽ  muốn hiểu đạo ta phải thực, thực tâm, thực ý, thực làm, làm thực và xử thực mới thành - Thực Tâm thì hòa đạo, thực thì hòa ái.

Vậy gốc của THÀNH là gì? Phật dẫn tiếp:  “ CÔNG DO TÂM TU – PHÚC DO TÂM XÂY – HỌA DO TÂM TẠO”.  Đức năng – chính là sự vận hành trí tuệ, để đạt quả Phúc phải gắng tu, phải nhất cần trong thiên hạ, phải bách nhẫn trong gia trung  đấy chính là THỰC, gốc THỰC là TU. “Công do tâm tu, Phúc do tâm xây”. Nhưng xin đừng vội hiểu tu chỉ thuần theo nghĩa tôn giáo, lánh đời thoát tục (bởi đó là một địa hạt cao siêu, không dễ với số đông người, thậm chí còn đòi hỏi cả duyên khởi và sự buông xả tuyệt đối gọi chung là tu đạo) mà ở đây chỉ đơn giản, chủ yếu là nhằm vào câu chuyện đời thường: Tu thân, sửa mình (hay như dân gian vẫn nói: Tu nhân tích đức, tu Tâm dưỡng Tính) - gọi chung là tu đời, và trên thực tế, cũng không xa khác mấy với tu đạo, thậm chí đi đến cùng thì đó là: Tuy hai mà một và ngược lại. Tóm lại gốc THỰC của TU , chính là chỗ gặp nhau của cả Đạo và Đời, để mong đạt được chính Tâm, chính trí, tức là cả Tu - Thực Thành, đạt tới Tâm tu của trí tuệ. Xin thưa: Tu (kể cả tu Đạo lẫn tu Đời) là một quá trình gian khổ, công phu và cực kỳ nghiêm cẩn, theo suốt cả cuộc đời, không bao giờ được buông lơi – dù chỉ là trong giây lát...

Vâng! Tu cũng phải có trí tuệ, vậy Tâm trí tuệ "Đó là  khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định". Là sự sáng suốt nảy sinh từ những phản ứng nhạy bén và chuẩn mực của hoạt động tim óc (gọi là Tâm -Trí) trong quá trình tương tác không ngừng với tự nhiên và đời sống xã hội thường ngày. Bản chất trí  tuệ là hoàn toàn tuyệt đối - tròn đầy là giá trị bình đẳng thuộc về bản thể nguyên nguồn - vô tận, vô biên và không hề có ngưỡng nào cả “Thiên định – Có thể nói là: Khí an tùy mức độ tịnh của ý, khí an thì ý mới tịnh, ý tịnh thì thần mới sáng, lúc đó Tâm mới rỗng lặng hồn nhiên đó chính là trí tuệ ”. Vấn đề là có để và có làm cho nó xuất lộ - tỏa sáng được hay không mà thôi. Vậy trí tuệ đó chính là Tâm (Nhà Phật gọi là Tâm giác ngộ) một mối quan hệ thật đặc biệt, khăng khít tuyệt đối như nhất Tâm –Trí.  Như vậy gốc của tu, trong mối quan hệ giữa Trí tuệ và Tri thức, ta coi Tri thức chỉ như là một cú huých (nếu cần và chính pháp) trên hành trình dưỡng thực tu chứng đắc thành. Trên thực tế một con vật được thuần hóa tốt sẽ là con vật ngoan. Một con người được giáo hóa tốt sẽ là người hiền. Một con người được giáo dục tốt sẽ là người tài. Giáo dục và giáo hóa đều có điểm chung là hướng tới  và nhằm hoàn thiện con người. Nếu hiểu móng nền (là giáo hóa) và ngôi nhà (là giáo dục) thì chúng ta sẽ hiểu được mối ràng buộc nhân-quả, sinh-diệt, trụ hoại, của hai lĩnh vực trọng yếu và sống còn này đối với mỗi thời, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Vâng! Tài phải được nảy nở và điều hướng tốt từ nền tảng giáo hóa thì mới thành Hiền Tài, xứng là nguyên khí - rường cột cho cộng đồng (nhỏ thì gia đình – dòng họ, lớn thì cho một nước – quốc gia và hơn thế).

Thay cho lời kết: Tâm vạn sinh đường đời muôn lối. Mong sao, đầu đường đời có là muôn lối thì cuối cùng “ lối về” như thế - con người về được với bản Tâm trong trẻo của mình và dân tộc về được bản sắc tinh quý của mình… ắt sẽ được sống trong cân bằng và thịnh phát - là nơi sớm thức tỉnh, cuốn hút và nâng đón bước chân thuần thành và phúc lạc của số đông người trên thế gian này, trong đó có cả  chúng ta!... 

Hành trình với Tâm ngữ Việt, hiểu giáo lý không quan niệm tâm là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu như khái niệm linh hồn. Theo Ngũ uẩn, Tâm là một luồng một chuỗi dài tư tưởng, có sinh, diệt, có năng lực (nghiệp lực) được chuyển từ luồng này sang luồng khác. Cái luồng tâm này với những nghiệp lực là căn bản cho sự tái sinh. Theo Vi Diệu pháp, tâm không phải là một cá thể, mà là một dòng Tâm thức gồm nhiều loại Tâm khởi lên rồi diệt. Khi con người còn sống thì dòng Tâm thức lặng lẽ trôi chảy trong ngũ uẩn. Khi chết, dòng Tâm thức cuối cùng của kiếp này trở thành dòng Tâm thức đầu tiên của kiếp sau. Duy thức học khai triển Tâm thức là cái biết, căn bản là tạng thức, chứa đựng các loại chủng tử Dù nhìn dưới khía cạnh nào, có thể nói theo Thiền Tông: Có hai thứ Tâm. Một thứ là Tâm theo dòng Tâm thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi tham ái, dục lạc, vọng tưởng; Tâm này được gọi là vọng Tâm là Tâm của chúng sinh. Hai là Chân Tâm có tự tính là thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng lặng, là tính giác của những giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm Phật. Còn gọi là A-lại-da thức, (dịch nghĩa là tạng thức) chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý, là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật, hữu hình hay vô hình. Tâm lý học phương Tây thường gọi thức này là vô thức hay tiềm thức “Nhất thiết thế gian trung. Mặc bất tùng tâm tạo Tất cả những gì trong thế gian, đều do Tâm tạo”.

Vạn pháp đều khảng định “TÂM LÀ HẠT GIỐNG CỦA HẾT THẢY TỘI VÀ PHÚC”. Tri  vọng Tâm Việt hiểu về  Gốc của Gốc, hiểu Đạo học lớn cốt để biết phát huy đức sáng tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được  phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng… Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận tới nguyên tắc của Đạo…

Người xưa nói: " Tài thí như minh đăng nhất thất, pháp thí như nguyệt chiếu thanh thiên”. Nghĩa là: Bố thí tiền của lương thực thực phẩm như ngọn đèn tỏa sáng trong phạm vi một ngôi nhà, còn bố thí pháp ví như mặt trăng chiếu rọi khắp trời xanh. Nó giúp cho mọi người, ở mọi cảnh ngộ và căn cơ những phương cách thiện xảo để có thể vươn tới giác ngộ, giải thoát. Những giá trị thuộc về tinh thần hoa đạo pháp và dân tộc như thế, ắt sẽ được đón nhận rộng rãi, trường tồn cùng năm tháng… TÂM NGỮ VIỆT, NÂNG HỒN VIỆT, SÁNG ĐẤT VIỆT. 

                                                        Cựu Ls Trần Nguyên Hạnh