17/01/2025 lúc 06:39 (GMT+7)
Breaking News

Tam Kỳ: Mảnh đất đầy tiềm năng vùng Đông Quảng Nam

VNHN - TP. Tam Kỳ nằm phía Đông  của tỉnh Quảng Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam, là địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng, thành phố Tam Kỳ gồm 13 đơn vị xã, phường (9 phường, 04 xã; với diện tích tự nhiên là 9.263,56 ha, dân số gần 150.000 người; riêng khu vực Đông Tam Kỳ với 4 đơn vị hành chính; (gồm; xã Tam Thanh, xã Tam Thăng, xã Tam Phú và phường An Phú), thuộc khu vực Quy hoạch Khu kinh tế mở Chu Lai, tổng diện tích tự nhiên là 5

VNHN - TP - Tam Kỳ nằm phía Đông  của tỉnh Quảng Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam, là địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng, thành phố Tam Kỳ gồm 13 đơn vị xã, phường (9 phường, 04 xã; với diện tích tự nhiên là 9.263,56 ha, dân số gần 150.000 người; riêng khu vực Đông Tam Kỳ với 4 đơn vị hành chính; (gồm; xã Tam Thanh, xã Tam Thăng, xã Tam Phú và phường An Phú), thuộc khu vực Quy hoạch Khu kinh tế mở Chu Lai, tổng diện tích tự nhiên là 5.820,2 ha, chiếm 62% diện tích toàn thành phố. Dân số vùng Đông là hơn 27.700 người, chiếm khoảng 25% dân số toàn thành phố, đây được xem là mảnh đất đầy tiềm năng được kỳ vọng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Thành phố Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam,( ảnh Trọng Tâm).

Yếu tố tự nhiên đặc trưng tp Tam Kỳ được xem giàu tiềm năng để phát triển đô thị xanh.

Với vị trí chính trị cộng với điều kiện tự nhiên đặc thù, TP.Tam Kỳ được quy hoạch phát triển thành đô thị xanh. Theo các chuyên gia, Tam Kỳ có các yếu tố tự nhiên rất đặc trưng, sở hữu 4 con sông (gồm sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bàn Thạch, Sông Đầm), 5 ngọn núi (gồm núi Dài, núi Cấm, núi Baty, đồi An Hà, đồi Trà Cai).  Ngoài ra, thành phố còn được nuôi dưỡng bởi bờ biển dài, đồng ruộng trù phú, liên kết với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như hồ Phú Ninh, địa đạo Kỳ Anh, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Do đó, ý tưởng quy hoạch đô thị Tam Kỳ thành “thủ phủ xanh” ngay từ đầu đã được nhiều người ủng hộ. Theo KTS Nguyễn Tấn Vạn - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây  dựng, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, xây dựng đô thị xanh là xu hướng tất yếu không chỉ của tp.Tam Kỳ bởi những yếu tố thuận lợi của địa phương mà đây cũng là xu hướng chung của thế giới hiện nay.

Mở rộng không gian đô thị về phía đông với nhiều phân khu chức năng được coi là giải pháp đột phá để TP.Tam Kỳ phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng đô thị xanh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nếu không đưa trung tâm hành chính của thành phố về đây thì việc phát triển đô thị khu vực phía đông Tam Kỳ sẻ rất khó khăn. Vì vậy, sau nhiều lần cân nhắc trước 3 phương án mà nhà tư vấn đưa ra, cuối cùng, trung tâm hành chính thành phố sẽ được bố trí ở ven trục đường Lê Thánh Tông đối diện với hồ Sông Đầm, gần trụ sở Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai. Khu vực này đảm bảo về mặt trị thủy do có cốt nền cao, hơn nữa việc tạo dựng trung tâm hành chính thành phố ở địa điểm này còn trở thành động lực phát triển cho khu vực ven đường Lê Thánh Tông và toàn bộ khu đô thị mới. Đây chính là “điểm nhấn” đặc biệt trong quy hoạch, phát triển mở ra hy vọng cho sự phát triển mạnh mẽ của vùng đông TP.Tam Kỳ.

Khu vực đông TP.Tam Kỳ, với yếu tố tự nhiên đặc trưng được xem tiềm năng để phát triển đô thị xanh. (ảnh Xuân Đạt)

 Phát hy lợi thế sẵn có vùng Đông TP Tam Kỳ được kỳ vọng sẽ bứt phá hơn nữa trong thời gian tới.

Để vùng Đông bứt phá hơn nữa, cuối năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai đến năm 2035 tầm nhìn đến 2050. Theo đó, vùng Đông của tỉnh Quảng Nam sẽ thành khu kinh tế biển đa ngành, là trung tâm phát triển lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Vì vậy nên thời gian.qua tỉnh Quảng Nam, đã huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng phía Đông.  Đây chính là cơ hội để TP Tam Kỳ kêu gọi những nhà đầu tư, để thu hút những dự án lớn đến đầu tư vào khu vực này, nhằm phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, thu hút nhà đầu tư đến vùng Đông, tỉnh Quảng Nam đầu tư 1.479 tỷ đồng tiếp tục kéo dài tuyến đường 129 đoạn từ Dốc Diên Hồng (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ) ngang qua cảng Kỳ Hà đến sân bay Chu Lai (huyện Núi Thành) có chiều dài hơn 26 km, dự án này sẽ hoàn thành vào tháng 10/2020.

KCN Tam Thăng là một trong 5 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 200 ha, hiện nay đã có rất nhiều dự án lớn trong và ngoài nước đầu tư vào đây với tổng vốn đăng ký đầu tư đến nay đạt hơn 300 triệu USD. (ảnh Trọng Tâm)

Khi được đưa vào sử dụng, tuyến đường không chỉ tạo thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa từ KCN Tam Thăng đến cảng Kỳ Hà và cảng hàng không quốc tế Chu Lai, mà còn là con đường huyết mạch chạy ven biển nối TP. Đà Nẵng qua đô thị cổ Hội An đến sân bay Chu Lai, tiếp nối với Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh và khu vực miền Trung.

Với những lợi thế sẵn có của vùng đông Tam Kỳ, nên qua hơn 1 năm với rất nhiều hội thảo, công bố rộng rãi lấy ý kiến nhân dân, đồ án Quy hoạch chung TP.Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã hoàn chỉnh và vừa được UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký quyết định 4185/QĐ-UBND ngày 24/12/2019 phê duyệt Quy hoạch phân khu 8 – Trung tâm đô thị mới phía Đông thành phố Tam Kỳ với tỷ lệ 1/2000.

Theo đó, toàn bộ phân khu 8 có diện tích quy hoạch 940 ha, chỉ tiêu dân số khoảng 18.000 người; chỉ tiêu đất đai và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn đô thị loại II.

Toàn bộ phân khu 8 được phân thành 4 khu chức năng: Khu vực 1: khu vực hai bên đường Điện Biên Phủ từ đường ven sông đến khu vực đồng lúa phía Bắc phân khu 8 (quy mô diện tích khoảng 179 ha); Khu vực 2: từ Tượng đài Mẹ VNAH đến kênh Đông và khu vực hồ Sông Đầm (khoảng 425 ha); Khu vực 3: từ đường ven sông đến ranh giới khu vực 1, khu vực 2 (229 ha) và Khu vực 4: từ đường ven sông đến giáp sông Bàn Thạch (107 ha).

Đáng chú ý có một số dự án lớn như: Khu phức hợp biển Hạ Thanh của Công ty TNHH Tân Tam Thanh Phố; Nhà máy sản xuất vải túi khí của Công ty TNHH Hyosung tại Khu công nghiệp Tam Thăng - Quảng Nam…

Đặc biệt, tuyến đường Điện Biên Phủ với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 386 tỉ đồng,  Kết nối với các tuyến giao thông quan trọng gồm cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, QL40B, QL1A, trục ngang chiến lược qua TP Tam Kỳ, kết nối với các tuyến giao thông quan trọng gồm, đường Quốc gia ven biển 129 từ thành phố Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ đi sân bay Chu Lai, Dung Quất, Quảng Ngãi, cùng một số tuyến đường quan trọng trong nội thị, Đây được xem là tuyến đường huyết mạch, là "xương sống" của TP Tam Kỳ, giúp kết nối tỉnh lỵ Quảng Nam với đường cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi, kết nối với TP Hội An thông qua đường ven biển Quốc gia 129, đồng thời cây cầu bắt qua sông Trường Giang dài hơn 330m, mặt cắt ngang rộng 16m; xuống biển Tam Thanh đang trong giai đoạn hoàn thành. Đây là tuyến giao thông huyết mạch xuyên suốt kết nối hai tuyến đường chiến lược tạo động lực cho phát triển đô thị Tam Kỳ, một Đô thị vệ tinh làm động lực cho phát triển, là điều kiện thuận lợi để Tam Kỳ phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch trong thời gian tới./.

Biển Tam Thanh cách trung tâm TP Tam Kỳ khoản 10 km về phía đông những năm vừa qua thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. (ảnh Trọng Tâm)

Tượng đài Mẹ VNAH thuộc phường An Phú, được xem là địa chỉ đỏ thu hút khách du lịch về nguồn. (ảnh Trọng Tâm)

Hồ Sông Đầm, gần trụ sở Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai. Khu vực này đảm bảo về mặt trị thủy do có cốt nền cao hiện nay được nhiều nhà đầu tư rất quan tâm, (ảnh Xuân Đạt).

Sông Trường Giang. (ảnh Xuân Đạt)

Hàng trăm cây sưa cổ thụ có tuổi đời trên 100 năm dọc sông Tam Kỳ, thuộc Làng du lịch sinh thái Hương Trà, lễ hội Tam Kỳ; Mùa hoa sưa” được tổ chức hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch, góp phần tạo nên thương hiệu du lịch Tam Kỳ. (ảnh Xuân Đạt).