VNHNO - Mang đến Shark Tank sản phẩm dừa bật nắp khoan Cocolala với hy vọng cuối cùng đề vực dậy doanh nghiệp, Nguyễn Tấn Lộc đã thành công kêu gọi vốn từ Shark Linh – người được coi là nhà đầu tư “thận trọng” nhất Shark Tank.
Nhà sáng lập Cocolala Nguyễn Tấn Lộc
Lên sóng vào tối ngày 15 tháng 08 chương trình Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ, nhà sáng lập Nguyễn Tấn Lộc kêu gọi 2 tỷ đồng cho 30% cổ phần công ty TNHH thương mại dịch vụ “Khi ta trẻ” do anh sáng lập với mong muốn kêu gọi được vốn đầu tư từ các Shark để vực dậy doanh nghiệp đang thua lỗ.
Theo Tấn Lộc, Việt Nam có trữ lượng dừa đừng thứ sáu trên thế giới, nhưng giá trị nông sản lại đứng sau Thái Lan do vùng nguyên liệu quá manh mún, chưa đáp ứng tiêu chuẩn organic (tự nhiên). Cocolala ra đời nhằm nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu và tạo đầu ra ổn định cho trái dừa Việt.
Sản phẩm Dừa xiêm xanh Cocolala
Trình bày về tình hình tài chính, Tấn Lộc cho hay công ty có vốn điều lệ 1,9 tỉ đồng. Vì là công ty sản xuất, không thuần thương mại nên hiện rơi vào tình trạng lỗ lũy kế khoảng 700 triệu đồng. Nguyên nhân là do thời gian đầu hoạt động, công ty tập trung đầu tư cho nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm nên mất nhiều chi phí. Đặc biệt, mỗi máy laze khắc chữ trên trái dừa trị giá 150 triệu đồng. Tuy nhiên, cocolala hiện có khách hàng tiềm năng tại các thị trường lớn như: NewYork (Mỹ), Trung Quốc, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc). Ngoài ra, Tấn Lộc cũng khẳng định lợi thế dừa Cocolala là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam và được khách hàng tự tìm đến. Sắp tới, doanh nghiệp cũng sẽ hợp tác với hãng hàng không Jetstar để phân phối sản phẩm phục vụ hành khách trên các chuyến bay.
Đánh giá quy mô và giá trị gia tăng của Cocolala không lớn, ba nhà đầu tư gồm Shark Nguyễn Xuân Phú, Phạm Thanh Hưng và Dzung Nguyễn lần lượt lắc đầu từ chối.
Shark Linh và Shark Phú
Shark Phú cho rằng: “Tôi nghĩ đây là một sản phẩm đơn giản, thứ hai là lãi gộp em nói chỉ có mười mấy phần trăm thì anh thấy nếu vận hành ở một tổ chức lớn thì nó sẽ không có.
Shark Dzung nhận xét: "Tên thương hiệu không quan trọng bằng đầu vào của trái dừa, đặc biệt là kênh phân phối hiện nay của em khá khó để tăng quy mô". lời nên anh quyết định không đầu tư”.
Mặc dù đưa ra đánh giá là sản phẩm dừa xiêm này rất thú vị nhưng Shark Hưng vẫn “lắc đầu” vì quy mô thị trường nhỏ, sáng kiến chưa thực sự làm tăng giá trị cho dừa Việt.
Mặc dù giá trị gia tăng sản phẩm không cao, nhưng chủ tịch Intracom nhìn thấy ý nghĩa hay ẩn sau thương hiệu Cocolala. Shark Việt rót vốn 2 tỷ đồng đổi lấy 50% cổ phần. Tương tự, Shark Linh cũng đưa ra đề nghị 2 tỷ đồng cho 30% và lấy 50% doanh thu trên sản phẩm đến khi hết 2 tỷ đồng cùng lời chia sẻ: "Chị thích sản phẩm này, khi xuất khẩu có nhiều người nước ngoài rất quý sản phẩm tươi của Việt Nam".
Bối rối trước lời đề nghị của hai “cá mập”, Tiến Lộc nhờ sự giúp đỡ từ Diễm Phượng – Cố vấn tài chính của Cocolala. Cô cho biết: “Tôi tự tin rằng, thị trường chưa có sản phẩm dừa nào được chạm khắc tinh xảo như Cocolala”.
Tấn Lộc và cố vấn tài chính Hồ Diễm Phương
Nữ "cá mập" chỉ thỏa hiệp ở mức 30% cổ phần, và lấy 30% doanh thu trên sản phẩm, đến khi hết 2 tỷ đồng đầu tư cổ phần giảm xuống còn 15%. Đồng thời, cố vấn Hồ Diễm Phượng sẽ chính thức gia nhập vào đội ngũ điều hành của Cocolala.
Cuối cùng, với sự giúp sức từ Shark Linh và Hồ Diễm Phượng, Cocolala phần nào sẽ giải quyết được bài toán tài chính đang thiếu hụt. Đồng thời, đem đến cho nhà sáng lập Tấn Lộc hy vọng phát triển Cocolala bùng nổ tại thị trường Việt Nam cũng như xuất khẩu ra thế giới, mang nông sản Việt vươn ra tầm quốc tế.
Nguyễn Tấn Lộc kêu gọi thành công vốn đầu tư từ Shark Linh