VNHN-Ngày 12-2-1961, lễ kết nghĩa giữa hai thị xã Thanh Hóa và thị xã Hội An được tổ chức trọng thể tại thị xã Thanh Hóa.
Gần 60 năm gắn bó, nghĩa nặng tình sâu chia sẻ khó khăn từ trong những ngày kháng chiến gian khổ của đất nước, hai thị xã Thanh Hóa và thị xã Hội An trở thành biểu tượng của sự đoàn kết thủy chung trước sau như một.
Trao quà kỉ niệm giữa lãnh đạo hai Thành Phố
Sự kiện Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An được tổ chức long trọng tại công viên Hội An TP Thanh Hóa từ ngày 28/02 đến ngày 03/03/2019 cùng với rất nhiều những hoạt động về văn hóa thể thao, trò chơi trò diễn và những hương vị văn hóa ẩm thực đặc sắc của cả hai thành phố.
Một không gian kết hợp nền văn hóa đặc trưng của 02 thành phố: những giai điệu nghệ thuật tiêu biểu, những trò chơi dân gian phong phú, những gian hàng ẩm thực với các món ăn tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các hoạt động được tổ chức trong khu vực Công viên văn hóa Hội An và làng cổ Đông Sơn, đặc biệt là hoạt động biểu diễn văn nghệ, trò diễn dân gian của 2 thành phố như: Hò sông Mã, Tú Huần, Một thoáng Hội An, Bài chòi-một nét quê tôi, dạy và viết thư pháp; ký họa chân dung, hát hò khoan và chiếu dân ca, cờ tướng, trò chơi dân gian bài chòi…
Mối tình kết nghĩa Thanh Hóa - Quảng Nam đã trải qua 58 năm vô cùng tốt đẹp và ý nghĩa. Cả hai thành phố luôn trân trọng và dành cho nhau những tình cảm chân thành và sâu sắc nhấtĐây là cơ hội nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh và nét đẹp văn hóa của hai thành phố, thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An. Đồng thời tạo cơ hội để giao lưu, học hỏi, thắt chặt tình cảm keo sơn, gắn bó, son sắt thủy chung giữa hai thành phố.
Đặc biệt trong khuôn khổ hoạt động này việc tái hiện lại mô hình Làng cổ Đông Sơn, một ngôi làng nhỏ nằm bên bờ Nam sông Mã. Đây là vùng đất đầu tiên tìm được trống đồng Đông Sơn và là nơi gắn liền với tên gọi của một nền văn hóa cổ có vai trò quan trọng trong lịch sử-văn hóa Đông Sơn.
Và một Hội An thu nhỏ trong lòng TP Thanh Hóa biểu tượng của sự bình an may mắn là kết tinh những tinh hoa của đất và người xứ Quảng đó là Chùa Cầu. Chùa Cầu như một mảnh ghép nối liền giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, cây cầu vắt qua 400 năm lịch sử đã đi vào tiềm thức của mỗi người con được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Hội An. Ngày nay, chùa vẫn ở đó, uy nghi mà trầm mặc như nhân chứng cho lịch sử một thời vang bóng nhưng vẫn sáng mãi nơi phố Hội.
Việc tổ chức Tuần lễ văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An là cơ hội để 2 địa phương quảng bá hình ảnh, giới thiệu văn hóa truyền thống và tiềm năng du lịch; đồng thời góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi, nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Hình ảnh ghi nhận:
Cổng vào công viên Hội An
Cắt băng khai trương tuần lễ Văn Hóa TP Thanh Hóa – TP Hội An)
Hình Biểu tượng Chùa Cầu & Cầu Hàm rồng
Văn nghệ chào mừng
Mô hình Làng cổ Đông Sơn
Một số gian hàng trưng bày trong khuôn viên tuần lễ
PHƯƠNG NAM – THÙY LINH