18/09/2024 lúc 16:11 (GMT+7)
Breaking News

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ vì hòa bình, hợp tác, phát triển dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực mới

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là minh chứng sinh động, là biểu hiện mới hiện nay khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực mới. Theo đó, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện cho thấy quan hệ giữa hai nước đã có nhiều bước chuyển biến quan trọng, đánh dấu thành công rực rỡ trong đường lối đối ngoại của hai đất nước trong bối cảnh mới.

Tóm tắt: Trong đời sống quốc tế hiện đại, các quốc gia không chỉ theo đổi lợi ích quốc gia dân tộc mình mà còn đặt trong mối quan hệ tương quan và ràng buộc trách nhiệm, lợi ích quốc gia mình đối với quốc gia khác. Chủ nghĩa hiện thực mới có điểm khác biệt so với chủ nghĩa hiện thực trước đây khi không chỉ bàn về sự vô chính phủ của quan hệ quốc tế mà còn chỉ ra khuynh hướng vận động của các quốc gia trên thế giới hiện nay vốn tùy thuộc lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau ngày càng cao. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là minh chứng sinh động, là biểu hiện mới hiện nay khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực mới. Theo đó, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện cho thấy quan hệ giữa hai nước đã có nhiều bước chuyển biến quan trọng, đánh dấu thành công rực rỡ trong đường lối đối ngoại của hai đất nước trong bối cảnh mới.

Từ khóa: chủ nghĩa hiện thực mới, Việt Nam-Hoa Kỳ…

Abstract: In the life of modern international relations, countries not only pursue their own national interests but also establish interrelated relationships and bind their national responsibilities and interests with other countries. New realism is different from previous realism in that it not only discusses the anarchy of international relations but also points out the movement tendency of countries in the world today, which depends on Dependent on each other, the bond between each other is increasing day by day. Vietnam - United States relations are vivid evidence, a new manifestation today when researching new realism. Accordingly, the relationship between Vietnam and the United States after upgrading to a comprehensive strategic partnership shows that the relationship between the two countries has had many important changes, marking success in the foreign policy of the two countries. in today's new context.

Keywords: new realism theory, Vietnam-USA…

1. Giới thiệu

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ đã và đang trở thành một trong những mối quan hệ quan trọng trong chính sách đối ngoại của cả hai quốc gia. Theo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực mới, mối quan hệ này được định hình bởi sự tương tác giữa các lợi ích quốc gia, sự phân cấp quyền lực, mối quan hệ khu vực và toàn cầu liên tục thay đổi. Bài viết này phân tích quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp cận ở góc nhìn chủ nghĩa hiện thực mới, làm sáng tỏ động lực, lợi ích, thách thức và triển vọng của mối quan hệ này; bản chất và đặc điểm của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực mới. Bản chất của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ dưới góc nhìn chủ nghĩa hiện thực mới thì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ được định nghĩa là mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia có vị trí, lợi ích và cách tiếp cận khác nhau trong trật tự quốc tế. Tuy nhiên, cả hai nước đều coi trọng phát triển mối quan hệ này vì nó có thể mang lại nhiều lợi ích về an ninh, kinh tế và chính trị.

2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Theo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, thì hệ thống quan hệ quốc tế là vô chính phủ. Sự vô chính phủ này được hiểu là không có một chính phủ toàn cầu. Các quốc gia trong quan hệ quốc tế luôn theo đuổi lợi ích của riêng mình và trở thành một chủ thể quan hệ quốc tế độc lập, thậm chí là đơn phương nhằm tranh giành ảnh hưởng của quốc gia họ[1]. Trường phái này rõ ràng là chưa tương thích với sự thay đổi ngày nay của hệ thống quan hệ quốc tế. Do đó, việc ra đời của chủ nghĩa hiện thực mới (hay còn có tên gọi là chủ nghĩa hiện thực cấu trúc) đã lý giải và phê phán chủ nghĩa hiện thực rằng các quốc gia không chỉ đơn phương trong tìm kiếm ảnh hưởng của mình trong thế giới này mà còn tìm kiếm sự tương tác, tìm kiếm đồng minh và phân bổ quyền lực, phân chia phạm vi ảnh hưởng. Nói cách khác, các quốc gia trở thành chủ thể trong quan hệ quốc tế nhằm điều chỉnh cấu trúc vốn vô chính phủ và qua đó gián tiếp tăng cường năng lực, uy tính quốc gia, an ninh quốc gia và phạm vi ảnh hưởng lâu dài trong trật tự quốc tế ngày nay. Trong hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, tiếp cận theo góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực mới là cách tiếp cận mở nhưng phù hợp, nhằm lý giải mối quan hệ tốt đẹp, truyền thống, nhiều thăng trầm nhưng đã có nhiều thành tựu rất quan trọng, với tư cách là chủ thể quốc gia trong đời sống quốc tế hiện nay vì hoà bình, hợp tác, phát triển bền vững. Như vậy, khi đánh giá quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ qua các đặc điểm, triển vọng phát triển trên các lĩnh vực, dưới nhiều nhân tố tác động cho thấy đây là quan hệ song phương có tính chất phức tạp nhưng nhiều cơ hội phát triển.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Đặc điểm của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững. Khi nhắc đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ có ba đặc điểm quan trọng là: tính toàn diện, tính chiến lược, tính thực chất. Tính toàn diện trong mối quan hệ này bao trùm nhiều lĩnh vực hợp tác, bao gồm chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng, khoa học-công nghệ, giáo dục, giao lưu nhân dân…mà trong đó thành công nhất là hợp tác kinh tế, nhưng còn nhiều điểm khác biệt nhất là quan điểm chính trị của hai nước. Tính chiến lược trong mối quan hệ đối tác này được dựa trên tầm nhìn chung về tương lai của hai nước và khu vực, nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định và cùng có lợi, mà cốt lõi nằm ở lòng tin chiến lược thường được lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên nhắc đến. Tính thực chất trong mối quan hệ đối tác này được thể hiện qua các cơ chế hợp tác cụ thể, các thỏa thuận hợp tác và các hoạt động hợp tác liên tục trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, vai trò của ảnh hưởng rất quan trong của Hoa Kỳ mà Việt Nam có thể tham khảo trong các vấ đề biển Đông, cộng đồng ASEAN, bộ tứ Kim Cương[2], thỏa thuận AUKUS[3]. Biểu hiện những đặc điểm trên được mih chứng trên nhiều khía cạnh quan hệ như:

Thứ nhất là quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là mối liên kết đa chiều và có nhiều tiềm năng phát triển. Quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ đã trải qua nhiều biến động trong lịch sử, từ những thời kỳ khó khăn đến những bước tiến vững chắc trong hợp tác. Hai quốc gia không chỉ là đối tác chính trị mà còn là bạn bè, đồng minh quan trọng của nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào các khía cạnh của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, từ chính trị, kinh tế, quốc phòng, giáo dục, văn hóa, xã hội, lịch sử cho đến tương lai, cũng như nhìn nhận về vai trò của hai quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Trong những năm gần đây, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những bước phát triển tích cực. Hai nước đã thiết lập một cơ chế hợp tác chính trị ổn định thông qua các cuộc gặp gỡ cấp cao và các diễn đàn đối thoại định kỳ. Mối quan hệ này không chỉ mang lại lợi ích cho hai bên mà còn góp phần vào sự ổn định và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đối diện với nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh biến động toàn cầu và sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Việt Nam và Hoa Kỳ cần cùng nhau đối mặt và giải quyết những vấn đề khó khăn để duy trì và phát triển mối quan hệ chính trị tích cực. Năm 2019 đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ chính trị giữa hai quốc gia bằng nhiều cuộc gặp thượng đỉnh lẫn cấp cao được diễn ra.

Thứ hai là quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Hoa Kỳ là tiêu biểu về sự đa dạng trong hợp tác kinh tế song phương hiện nay. Hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng một mối quan hệ kinh tế đa chiều, bền vững và có tiềm năng phát triển lớn. Hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghệ, và nông nghiệp đang ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh. Mặc dù có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác kinh tế, song quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cạnh tranh từ các thị trường khác, thay đổi trong chính sách thương mại và đầu tư, cũng như ảnh hưởng của biến động thị trường thế giới. Những dự án đầu tư và hợp tác kinh tế đáng chú ý giữa Việt Nam - Hoa Kỳ đáng chú ý như: dự án lớn do hai bên đầu tư để nâng cấp cảng biển và hạ tầng giao thông liên quan; các doanh nghiệp công nghệ của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới; các chương trình học bổng và đào tạo doanh nhân, chuyên gia giữa hai quốc gia để nâng cao trình độ chuyên môn.

Thứ ba là quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ. Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước tiến quan trọng trong hợp tác quốc phòng, bao gồm trao đổi thông tin, tập trận chung, và hỗ trợ đào tạo quân sự. Mối quan hệ này không chỉ giúp củng cố an ninh quốc gia mà còn góp phần vào ổn định và hòa bình trong khu vực. Tuy nhiên, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đối mặt với nhiều thách thức, như sự căng thẳng trong khu vực, sự cạnh tranh vũ trang, và biến động trong an ninh toàn cầu. Để vượt qua những thách thức này, hai quốc gia cần tăng cường hợp tác và đối thoại chặt chẽ. Tuy nhiên, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam - Hoa Kỳ cũng đối mặt với nhiều thách thức, như sự căng thẳng trong khu vực, sự cạnh tranh vũ trang, và biến động trong an ninh toàn cầu. Để vượt qua những thách thức này, hai quốc gia cần tăng cường hợp tác và đối thoại chặt chẽ.

Thứ tư là quan hệ trên lĩnh vực văn hóa, xã hội và giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ. Giáo dục luôn được coi là một lĩnh vực quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai quốc gia đã thiết lập nhiều chương trình học bổng, trao đổi sinh viên và giáo viên, cũng như hợp tác trong việc phát triển chương trình đào tạo chất lượng. Việt Nam - Hoa Kỳ đều có những mô hình giáo dục hiện đại và tiên tiến. Việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giúp hai bên học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thành công nhất có thể kể đến là Chương trình học giả Fulbright – một chương trình nổi tiếng giúp sinh viên và giáo viên Việt Nam có cơ hội học tập và nghiên cứu tại Hoa Kỳ và hiện nay đã thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam[4] và một số chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường đại học ở cả hai quốc gia để thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác giữa các thế hệ trẻ. Quan hệ văn hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ đều rất đa dạng và phong phú. Việc hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giúp hai quốc gia hiểu biết và tôn trọng những giá trị văn hóa đặc trưng của đối phương. Các sự kiện giao lưu văn hóa như triển lãm nghệ thuật, buổi biểu diễn âm nhạc, và hội thảo văn hóa đã tạo ra cầu nối vững chắc giữa cộng đồng nghệ sĩ, nhà văn, và người yêu văn hóa của cả hai quốc gia. Việc hợp tác xã hội giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ giúp cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng mà còn tạo ra những cơ hội phát triển bền vững cho mọi người. Các tổ chức từ thiện, chương trình hỗ trợ xã hội và hoạt động tình nguyện đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm đói nghèo cho những người dân khó khăn. Hỗ trợ y tế cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng y tế và cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho những khu vực khó khăn và hỗ trợ giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em.

3.2. Những động lực chính thúc đẩy quan hệ hiện nay. Thứ nhất, những động lực từ phía Việt Nam là phải đảm bảo an ninh và chủ quyền quốc gia vì Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng trong việc duy trì an ninh khu vực và đảm bảo chủ quyền quốc gia trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc và các tranh chấp trên Biển Đông. Thứ đến là nhu cầu phát triển kinh tế. Hoa Kỳ là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển của Việt Nam. Nâng cao vị thế quốc tế giữa hai quốc gia cũng là mố quan tâm đặc biệt trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, Việt Nam đã và luôn nâng cao vị thế quốc tế, củng cố vai trò, vị trí của mình trên trường khu vực và toàn cầu. Thứ hai, những động lực từ phía Hoa Kỳ Cân bằng chiến lược với Trung Quốc. Thực chất là Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong chính sách “xoay trục sang châu Á” nhằm cân bằng sức mạnh của Trung Quốc tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Để làm được điều đó, Hoa Kỳ cần tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại vì Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Hoa Kỳ mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng không quên tăng cường hỗ trợ dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Theo lý thuyết chính trị lâu nay của Hoa Kỳ đối với các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản hoặc có khuynh hướng theo đường lối “không thân” với Hoa Kỳ thì luôn xem Việt Nam là “đối tượng” quan trọng trong việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền tại Châu Á, thông qua đó, Hoa Kỳ với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam cũng giúp Hoa Kỳ thể hiện vai trò lãnh đạo đời sống chính trị trong khu vực ASEAN và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay.

Những lợi ích và thách thức của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ ở góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực mới. Lợi ích đầu tiên là về vấn đề an ninh và quốc phòng rất rõ ràng và thực thi mãnh mẽ nhất. Thật vậy, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa hai nước sẽ giúp tăng cường khả năng đáp ứng các mối đe dọa an ninh, quốc phòng khu vực. Phát triển kinh tế trong khuôn khổ hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hỗ trợ về giáo dục và khoa học - công nghệ đang được thúc đẩy nhanh chóng, Việt Nam đã nhận thức rỏ rằng hợp tác giáo dục và khoa học-công nghệ giữa hai nước sẽ giúp nâng cao trình độ và năng lực của người lao động Việt Nam, đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại tại Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao, chip bán dẫn và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.[5]

Tuy nhiên, thách thức sự khác biệt về quan điểm chính trị hiện còn. Việt Nam và Hoa Kỳ có những quan điểm chính trị khác nhau, đặc biệt là trong các vấn đề nhân quyền và dân chủ. Điều này dẫn đến mâu thuẫn và ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước nhưng không mang tính loại trừ và đối đầu nhau. Cạnh tranh về kinh tế và thương mại không quá gay gắt như cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc. Mặc dù có lợi ích chung trong việc hợp tác kinh tế và thương mại, nhưng cũng có thể xảy ra cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của hai nước. Đối với Hoa Kỳ, việc xem Trung Quốc là bên thứ ba và đang nổ lực là giảm sự can thiệp của Trung Quốc và các nước láng giềng mà cụ thể là Việt Nam trong trường hợp này có thể làm tăng hiệu quả tích cực đến mối quan hệ hai nước trong hợp tác chiến lược toàn diện hiện nay.

3.3. Đánh giá và triển vọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ qua tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ. Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, không chỉ là đối tác quan trọng của Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam cũng có vai trò quan trọng trong việc cân bằng sức mạnh của Trung Quốc và đảm bảo an ninh, an toàn khu vực. Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ hiện đang là đối tác lớn nhất của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh và quốc phòng. Hoa Kỳ đang có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nhân tố Trung Quốc hiện vẫn có vai trò ảnh hưởng đến mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng và thâm chí can thiệp là chưa rõ ràng vì bản chất mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ có một mục tiêu rất rõ ràng là “vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững” điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược “trỗi dậy mạnh mẽ” nhưng cũng “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Chiến lược hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ cần phải xây dựng một chiến lược hợp tác bền vững, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung. Các hoạt động hợp tác cần được đẩy mạnh trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế, giáo dục, khoa học-công nghệ và giao lưu nhân dân. Chiến lược cạnh tranh Trong khi đó, cả hai nước cũng cần phải có chiến lược cạnh tranh để đảm bảo lợi ích của mình trong mối quan hệ này. Điều này có thể bao gồm việc tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam và đẩy mạnh các thương lượng thương mại để đảm bảo lợi ích kinh tế của mỗi bên. Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ có tác động lớn đến khu vực và thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và sự thay đổi liên tục của trật tự quốc tế. Mối quan hệ này có thể giúp duy trì ổn định và an ninh khu vực, đồng thời cũng có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế và xây dựng hòa bình trong khu vực và thế giới. Mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những bước tiến triển mạnh mẽ trong những năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những thách thức và khó khăn trong việc duy trì và phát triển. Tuy nhiên, sự cố gắng của cả hai nước và sự hỗ trợ từ các bên liên quan, triển vọng của mối quan hệ này là rất tích cực. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ. Việt Nam sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm như: Tôn trọng và tìm cách giải quyết các khác biệt về quan điểm chính trị để duy trì mối quan hệ ổn định. Tận dụng các lợi thế của mình để tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ. Đẩy mạnh việc hợp tác giáo dục, khoa học - công nghệ và đối ngoại nhân dân để nâng cao trình độ và năng lực của người lao động Việt Nam.

4. Kết luận và khuyến nghị

Như vậy, tiếp cận ở góc nhìn chủ nghĩa hiện thực mới,qua nghiên cứu và đánh giá từ nhiều tác động từ nhiều chiều, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là một điển hình thành công trong sự khác biệt từ lợi ích và xu hướng chính trị của quan hệ song phương trên thế giới. Mặc dù còn nhiều khác biệt, Hoa Kỳ lựa chọn Việt Nam trở thành đối tác chiến lược toàn diện (một sự bất ngờ của giới quan sát quốc tế vì đã nâng một lúc hai cấp quan hệ ngoại giao) đã minh chứng không chỉ riêng Hoa Kỳ quyết định mà còn xuất phát từ đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt và cũng là quyết định của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, nhân tố Hoa Kỳ bên cạnh nhân tố Trung Quốc không chỉ tác động đến quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ hiện nay mà còn gián tiếp tác động đến việc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia trong cộng đồng ASEAN và cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay.

“Định hình tương lai” có lẽ là từ khóa quan trọng của quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ hứa hẹn nhiều triển vọng tích cực, khi hai quốc gia đều cam kết tăng cường hợp tác và xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Tuy nhiên, để thúc đẩy quan hệ tương lai, cần phải vượt qua những thách thức hiện nay, như cạnh tranh kinh tế, biến đổi khí hậu, và an ninh toàn cầu. Việt Nam và Hoa Kỳ cần cùng nhau đối mặt và tìm ra giải pháp hiệu quả để xây dựng một tương lai bền vững và phát triển cho cả hai quốc gia.Việt Nam và Hoa Kỳ đều có những mục tiêu và ước vọng rõ ràng về tương lai hợp tác. Việc định hình tương lai dựa trên sự hiểu biết, tin tưởng và cam kết chặt chẽ giữa hai bên sẽ là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Ths Nguyễn Quang Sáng

5. Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Ngọc Tuấn và Trần Nam Tiến (2021), Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1995-2020), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

2. Hoàng Văn Hiển, Dương Thuý Hiền đồng chủ biên (2022), Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ : 1995-2020, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

3. Trần Nam Tiến, Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (2010): Thực trạng và triển vọng, Nxb. Thông tin truyền thông, Hà Nội.

4. TS. Nguyễn Vũ Tùng (2006), Quan hệ đối tác chiến lược trong quan hệ quốc tế: Từ lý thuyết đến thực tiễn, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

6. https://www.vietnamplus.vn/toan-van-bai-noi-chuyen-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-csis/331933.vnp: Qua quá trình đánh giá và hợp tác từ năm 2013 đến nay đã cho thấy đường lối đối ngoại của Đảng đối với quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ.

7. Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên dối tác chiến lược toàn diện năm 2023. Xem tại https://baochinhphu.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-ve-nang-cap-quan-he-viet-nam-hoa-ky-len-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-102230911170243626.htm.


[1] GS.TS. Vũ Dương Huân (2021), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, Nxb.Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, tr.84

[2] Bộ tứ Kim Cương hay còn có tên gọi chính thức đối tác tứ giác an ninh (tiếng Anh là: Quadrilateral Security Dialogue hay QUAD) gồm Mỹ, Úc, Nhật, Ấn Độ với mục tiêu quan trọng cam kết hợp tác lẫn nhau để đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở.

[3] AUKUS là thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa ba bên giữa Anh, Mỹ và Úc đươc đưa ra trong tháng 9/2021 nhằm tạo cơ sở cho sự hiện diện của lược lượng tàu ngầm phương Tây và NATO được hoạt động trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

[4] Thành lập theo Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright University Vietnam; viết tắt: FUV) có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Trong năm 2023, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp (nằm trong đạo luật sản xuất quốc phòng) về việc quản lý và phát triển AI và là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức quản lý AI.

...