04/05/2024 lúc 04:28 (GMT+7)
Breaking News

Phát triển xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố đối với hệ thống thông tin

Mục tiêu chính của hoạt động này là loại bỏ mối đe dọa nhanh chóng cũng như khôi phục hệ thống và dữ liệu. Sau đó, những người xử lý sẽ thông báo cho khách hàng hoặc cơ quan chính phủ theo yêu cầu pháp luật địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động ứng phó sự cố bảo mật còn hướng tới việc giảm thiểu rủi ro cho các vi phạm tương tự trong tương lai.

Ảnh minh hoạ

Hoạt động ứng phó sự cố bảo mật đại diện cho quá trình xử lý của tổ chức khi họ nghi ngờ hệ thống công nghệ thông tin hoặc dữ liệu bị xâm phạm.

Mục tiêu chính của hoạt động này là loại bỏ mối đe dọa nhanh chóng cũng như khôi phục hệ thống và dữ liệu. Sau đó, những người xử lý sẽ thông báo cho khách hàng hoặc cơ quan chính phủ theo yêu cầu pháp luật địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động ứng phó sự cố bảo mật còn hướng tới việc giảm thiểu rủi ro cho các vi phạm tương tự trong tương lai.
Đội an ninh thường bắt đầu quá trình ứng phó khi họ nhận được cảnh báo từ hệ thống quản lý sự kiện và thông tin bảo mật (SIEM). Để đảm bảo tính xác thực của cảnh báo, các thành viên sẽ kiểm tra xem sự kiện đó có đủ điều kiện để được coi là sự cố hay không. Sau đó, họ sẽ cô lập hệ thống bị nhiễm độc và loại bỏ mối đe dọa.

Trong trường hợp sự cố nghiêm trọng hoặc cần thời gian dài để giải quyết, tổ chức có thể giải quyết phức tạp hơn. Họ cần khôi phục dữ liệu từ sao lưu, xử lý vấn đề tiền chuộc hoặc thông báo cho khách hàng về việc dữ liệu của họ đã bị xâm phạm.

Do vậy, để đảm bảo ra quyết định xử lý đúng đắn, các chuyên gia về quyền riêng tư, luật sư, người đưa ra quyết định kinh doanh cũng được kêu gọi để tham gia vào quá trình. Họ sẽ đóng góp vào việc xác định các biện pháp mà tổ chức định sử dụng để xử lý vấn đề.
Thời gian gần đây, một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công, gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia. Qua theo dõi, giám sát không gian mạng, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hiện xu hướng tấn công mạng, đặc biệt là mã hóa tấn công tống tiền (ransomware) tăng cao.

Nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn yêu cầu các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rà soát và triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, ưu tiên các giải pháp giám sát, cảnh báo sớm. Trước 15/4/2024, các đơn vị hoàn thành thực hiện kiểm tra, đánh giá đảm bảo an toàn thông tin các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý. Trong trường hợp phát hiện các nguy cơ, lỗ hổng, điểm yếu, đơn vị lập tức triển khai các biện pháp khắc phục, đặc biệt là các hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân.

 

Triển khai các nhiệm vụ liên quan theo Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tuân thủ quy định pháp luật tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, các đơn vị tiến hành rà soát, tổ chức triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ nhằm đảo đảm 100% hệ thống thông tin đang vận hành phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin chậm nhất trong tháng 9/2024. Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt chậm nhất trong tháng 12/2024.

Các đơn vị tổ chức thực thi hiệu quả, thực chất, thường xuyên, liên tục công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp nhằm nâng cao năng lực của lớp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; duy trì liên tục, ổn định kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông; ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hoặc làm chủ công nghệ.

Để tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, triển khai phương án sao lưu định kỳ hệ thống, dữ liệu quan trọng để kịp thời khôi phục khi bị tấn công mã hóa dữ liệu và báo cáo sự cố về Cục An toàn thông tin theo quy định; tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Chú thích ảnh

Trung tâm dữ liệu (IDC) thứ 8 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN

Nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn yêu cầu các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rà soát và triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, ưu tiên các giải pháp giám sát, cảnh báo sớm. Trước 15/4/2024, các đơn vị hoàn thành thực hiện kiểm tra, đánh giá đảm bảo an toàn thông tin các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý. Trong trường hợp phát hiện các nguy cơ, lỗ hổng, điểm yếu, đơn vị lập tức triển khai các biện pháp khắc phục, đặc biệt là các hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân.

Triển khai các nhiệm vụ liên quan theo Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tuân thủ quy định pháp luật tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, các đơn vị tiến hành rà soát, tổ chức triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ nhằm đảo đảm 100% hệ thống thông tin đang vận hành phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin chậm nhất trong tháng 9/2024. Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt chậm nhất trong tháng 12/2024.

Các đơn vị tổ chức thực thi hiệu quả, thực chất, thường xuyên, liên tục công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp nhằm nâng cao năng lực của lớp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; duy trì liên tục, ổn định kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông; ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hoặc làm chủ công nghệ.

Để tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, triển khai phương án sao lưu định kỳ hệ thống, dữ liệu quan trọng để kịp thời khôi phục khi bị tấn công mã hóa dữ liệu và báo cáo sự cố về Cục An toàn thông tin theo quy định; tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, các đơn vị rà soát, triển khai các nhiệm vụ liên quan theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam; thực hiện định kỳ săn lùng mối nguy hại để phát hiện kịp thời các dấu hiệu hệ thống bị xâm nhập. Đối với hệ thống đã phát hiện lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, sau khi khắc phục lỗ hổng, cần thực hiện ngay việc săn lùng mối nguy hại nhằm xác định khả năng bị xâm nhập trước đó.

Theo cảnh báo của Cục An toàn thông tin và các cơ quan, tổ chức liên quan, các đơn vị kiểm tra, cập nhật các bản vá an toàn thông tin cho các hệ thống quan trọng; thường xuyên, liên tục sử dụng các Nền tảng về an toàn thông tin do Cục An toàn thông tin phát triển, cung cấp để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như: nền tảng Điều phối xử lý sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (IRLab) để được hướng dẫn, nhận các cảnh báo sớm và hỗ trợ xử lý sớm nguy cơ, sự cố; nền tảng Hỗ trợ điều tra số (DFLab) trong trường hợp phù hợp để tổ chức ứng cứu sự cố và được sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nước, các chuyên gia đầu ngành về an toàn thông tin.

Vũ Nhật