VNHNO-Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng nhấn mạnh điều này khi nghe TCDL báo cáo về việc xây dựng, hoàn thiện đề án và dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
“Bức tranh đó phải khiến các nhà đầu tư và khách du lịch quan tâm. Đồng thời, đề án cũng cần làm rõ, trong xu thế, xu hướng phát triển mới của thế giới, Du lịch Việt Nam cần có những giải pháp gì về thể chế, chính sách, đầu tư phát triển du lịch; xây dựng sản phẩm; xúc tiến, quảng bá; đào tạo nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế... Và để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ngày 16.1.2017 thì có lẽ ngành Du lịch cần phải đi sớm hơn những ngành khác và cần phải có những chính sách ưu tiên để phát triển”- Thứ trưởng Lê Quang Tùng nói.
Thứ trưởng Lê Quang Tùng yêu cầu TCDL hoàn thiện đề án Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng
Du lịch đi trước và thúc đẩy các ngành khác phát triển
Đề án Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu: Đến năm 2030, du lịch sẽ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác và nhiều địa phương, đồng thời, đối đa hoá đóng góp của du lịch đối với nền kinh tế, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đưa Việt Nam trở thành điểm đến thực sự hấp dẫn, chiếm thị phần ngày càng tăng trên thị trường du lịch quốc tế, thuộc nhóm 3 quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á và khẳng định vị thế điểm đến cạnh tranh toàn cầu.
Trong quá trình xây dựng đề án, Ban soạn thảo đã chia làm 4 nhóm thảo luận theo các vấn đề: phân tích tình hình thế giới và Việt Nam; quan điểm và mục tiêu phát triển; giải pháp thị trường, sản phẩm, xúc tiến, quảng bá và nhóm các chính sách hỗ trợ.
Đề án đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình chính trị, xã hội, kinh tế thế giới và trong nước có khả năng tác động đến phát triển du lịch ra sao; xu thế phát triển của du lịch thế giới tạo ra thách thức và cơ hội nào cho du lịch Việt Nam. Trong đó, thế giới nổi lên 6 yếu tố cần quan tâm: Chính trị có nhiều yếu tố khó lường, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới. Kinh tế tài chínhthế giới trên đà phục hồi và tăng trưởng nhưng chịuảnh hưởng mạnh bởi chính sách của các nước lớn; xu thế bảo hộ gia tăng; chiến tranh thương mại các nước trở nên căng thẳng hơn, biến động mạnh tỉ giá hối đoái, thanh toán trực tuyến tăng, sử dụng đồng tiền điện tử. Quan hệ quốc tế song phương ngày càng được chú trọng, nhiều nước áp dụng chính sách thị thực thông thoáng. Công nghệ kết nối số qua các phương tiện di động phát triển mạnh; cung cấp thông tin theo thời gian thực, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, ứng dụng mạnh mẽ thực tế ảo, thực tế tăng cường, công nghệ sinh học. Vận tải hàng không tiếp tục phát triển mạnh, hàng không giá rẻ ngày càng phổ biến, hình thành các trục giao thông liên quốc gia với chất lượng tốtđã thúc đẩy du lịch phát triển. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, tình trạngô nhiễm môi trường gia tăng, dịch bệnh về đường hô hấp có xu hướng quay trở lại theo chu kỳ.
Du lịch biển đảo được xác định là sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam
Trong khu vực Đông Nam Á, hội nhập và hợp tác vẫn tiếp tục được đẩy mạnh; xu hướng mở cửa vẫn là xu hướng chủ đạo. Bất ổn cục bộ vẫn tiếp tục diễn ra ở một số địa điểm nhưng vị thế của Đông Nam Á ngày càng tăng trong khu vực Đông Á và trên thế giới.
Ở trong nước, tình hình chính trị ổn định, an ninh an toàn được đảm bảo, Việt Nam nổi lên là điểm đến an toàn, thân thiện. Kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào các thị trường và nhà đầu tư nước ngoài, ngành dịch vụ chiếm vai trò quan trọng, chính sách tiền tệ ổn định, kiểm soát lạm phát ở mức độ thấp. Quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và các nước tiếp tục được mở rộng, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. Sự quan tâm vàứng dụng công nghệ theo cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng tăng. Hạ tầng giao thông được cải thiện nhưng chưa chú trọng phát triển giao thông đường thuỷ, đường sắt và hệ thống cảng hàng không chưa đápứng được yêu cầu. Cơ hội vàng về dân sốđang qua nhanh. Hiện nay, Du lịch Việt Nam đang thiếu lao động chất lượng cao, có kỹ năng; tính chuyên nghiệp và năng suất lao động phần lớn không cao, mức độ hội nhập của lao động thấp, phân bố nhân lực không đồng đều. Việc khai thác các tài nguyên văn hoá chưa thực sự hiệu quả. Nhiều di sản được công nhận tuy nhiên chưa phát huy hết giá trị để phục vụ du lịch.
Trong khi đó, du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh. Châu Á- Thái Bình Dương dự báo sẽ trở thànhđiểm đến hàng đầu thế giới. Ảnh hưởng của thị trường khách du lịch Trung Quốc ngày một lớn. Xu hướng dân số già và sự nổi lên của thế hệZ (generation Z) hay “thế hệ số” mớiảnh hưởng đến các phân khúc thị trường, nhu cầu về sản phẩm của dịch vụ và việc lựa chọnđiểm đến. Công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ trong du lịch, thay đổi phương thức và hành vi của các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch; xuất hiện nhu cầu cá biệt về nhiều loại hình sản phẩm du lịch đặc thù (du lịch sáng tạo, du lịch chữa bệnh, du lịch trải nghiệm, du lịch làmđẹp, du lịch thông minh...).Nhu cầu phát triển bền vững đang là nhu cầu tất yếu và bức thiết. Xu hướng cạnh tranh điểm đến ngày càng khốc liệt.
Tất cả những yếu tố đó tạo ra cơ hội nhưng cũng là thách thức trên chặng đường phát triển trong tương lai của Du lịch Việt Nam.
Cần giải pháp ưu tiên để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Đề án đã đưa ra giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách và đầu tư phát triển du lịch như đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp, tăng cường hợp tác công- tư và có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động tối đa nguồn lực xã hội đầu tư phát triển du lịch. Ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, nhất là các khu vực động lực, địa bàn trọngđiểm... Bổ sung, hoàn thiện và ban hành chính sách tạo điều liện thuận lợi tối đa, đơn giản thủ tục thị thực nhập cảnh và hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.
Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược và các tập đoàn du lịch chuyên nghiệp hàng đầu thế giới đầu tư hình thành các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ du lịch phức hợp, các trung tâm mua sắm, giá trí chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế. Dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là tại các vùng địa bàn trọng điểm.
Đẩy mạnh thực hiện chính sách “mở cửa bầu trời”, tạo điều kiện cho các hãng hàng không mở cácđường bay mới kết nối Việt Nam với thị trường nguồn, giải quyết các điểm nghẽn và tình trạng quá tải tại các cảng hàng không, tạo điều kiện phát triển du lịch đường biển, đường sông, đường sắt.
Thu hút khách du lịch từ những thị trường có khả năng chi trả cao
Bên cạnh đó,tập trung phát triển thị trường, đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển du lịch gắn vớiđảm bảo an ninh, quốc phòng, tăng cường bảo vệ môi trường.
Thứ trưởng Lê Quang Tùng lưu ý TCDL trong quá trình soạn thảo cần tính toán kỹ bối cảnh thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong nước, đánh giá và đưa ra những dự báo phát triển chính xác. Nghiên cứu, tham khảo định hướng phát triển của các nước trong khu vực, các thị trường trọng điểm. Lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia hàng đầu về du lịch, kinh tế, hàng không, xây dựng, quy hoạch, các doanh nghiệp du lịch. Tiềm năng du lịch không phải vô hạn nên cần làmrõ thế mạnh của những khu vực động lực du lịch nhằm tôn tạo, bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hoá; khai thác hiệu quả các tiềm năng.
“Xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng (tăng trưởng thấp, trung bình và cao), phân tích rõ các kịch bản và lựa chọn kịch bản phù hợp nhất. Mỗi kịch bản cần đưa ra các giải phápưu tiên, thể hiện rõ những khác biệt so với Chiến lược giai đoạn trước”- Thứ trưởng Lê Quang Tùng nói.
THUÝ HÀ/baovanhoa.vn