Hội nghị đã báo cao kết quả trong suốt 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị - xã hội, nhất là từ sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn được đầu tư đến đúng đối tượng thụ hưởng trên các thôn, bon, tổ dân phố của Huyện Đắk R’Lấp, trong đó ưu tiên cho thôn, bon thuộc vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa và tín dụng chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân trên địa bàn đồng tình ủng hộ, đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đối tượng thụ hưởng, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Theo báo cáo những kết quả và con số đáng ghi nhận về nguồn lực thực hiện đến hết tháng 05/2022 đạt trên trên 425 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về trên 338 tỷ đồng, nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân đạt trên 51 tỷ đồng, nguồn vốn nhận ủy thác của Ngân sách tỉnh, Huyện đạt trên 35,7 tỷ đồng. Tổng doanh số cho vay đạt trên 1.224 tỷ đồng với 57.679 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, trong đó doanh số cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm, tạo lập sinh kế đạt trên 913,4 tỷ đồng với 39.970 khách hàng được vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Doanh số cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng, cải thiện cuộc sống đạt trên 310,6 tỷ đồng, với 17.709 khách hàng vay vốn xây mới, sửa chữa, cải tạo 24.820 công trình nước sạch, vệ sinh đạt chuẩn; 5.196 Học sinh sinh viên vay vốn học tập, 339 hộ nghèo, người thu nhập thấp vay vốn làm nhà ở.
Tổng doanh số thu nợ đạt trên 810,6 tỷ đồng, tỷ lệ thu nợ đến hạn bình quân giai đoạn đạt 83,15% và doanh số thu nợ bằng 66,22% doanh số cho vay. Tổng dư nợ 14 chương trình tín dụng đến cuối tháng 5/2022 đạt trên 424,4 tỷ đồng, với 8.832 hộ còn dư nợ tại 13.070 khế ước vay. Trong đó, dư nợ cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm trên 292 tỷ đồng tại 6.862 khế ước vay. Dư nợ cho vay tiêu dùng, cải thiện cuộc sống, chi phí học tập, xây dựng công trình thiết yếu phục vụ cuộc sống và nhà ở trên 132 tỷ đồng tại 6.208 khế ước. Trong 20 năm thực hiện Nghị định 78, nguồn vốn góp phần giúp 103.446 người của 16.420 hộ thoát nghèo; hỗ trợ tạo việc làm cho 4.883 lao động; 5.196 HSSV được vay vốn học tập; xây dựng, cải tạo 24.820 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường; 1.791 người của 315 hộ nghèo làm nhà ở, 366 HSSV vay vốn mua máy vi tính học tập trực tuyến…
Phát biểu tại hội nghị ông Đào Thái Hoà, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông cho biết; với hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định phương thức quản lý và mô hình tổ chức quản trị, điều hành, tác nghiệp của NHCSXH là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta. Bên cạnh Bộ máy quản trị là Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Đắk R’Lấp, bộ máy điều hành tác nghiệp là PGD NHCSXH huyện thì các Điểm giao dịch đặt tại trụ sở 11 UBND xã, Thị trấn và mạng lưới 203 Tổ TK&VV tại các thôn, bon, tổ dân phố, với phương châm “phục vụ tại nhà, giải ngân tại xã” là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tốt nhất cho người dân.
Trải qua 20 năm thực hiện Nghị định 78, đã đạt được kết quả đáng ghi nhận cũng như khẳng định vai trò của tín dụng chính sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đắk R’Lấp, là công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để Đảng bộ Huyện Đắk R’Lấp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế. Thành tựu đã đạt được của tín dụng chính sách có thể được đánh giá là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, khẳng định sự đúng đắn, hiệu quả trong việc duy trì và phát triển mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng với tính ưu việt và những đặc thù riêng có của NHCSXH khác với các tổ chức tín dụng.
Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh; Với mục tiêu tập trung nguồn lực và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách theo chủ trương, định hướng của Trung ương và Tỉnh Đắk Nông trong từng giai đoạn, phát triển NHCSXH theo hướng ổn định bền vững, đồng thời, duy trì được vai trò là định chế tài chính công, thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ, của Tỉnh, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.
Cụ thể như: tăng nguồn vốn hàng năm lên 8%, tới năm 2030 tổng nguồn vốn lên 715 tỷ đồng; Nâng cao chất lượng tín dụng phấn đấu tỉ lệ quán hạn và khoanh nợ dưới 0.15%; Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức Hội; Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tín dụng chính sách trên địa bàn của các cấp, các ngành theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của NHCSXH Trung ương gắn và làm tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay trong thực hiện tín dụng chính sách; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của Nhà nước về tín dụng chính sách ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả giám sát toàn dân đối với thực hiện chương trình.
Song song với mục tiêu là 9 giải pháp thực hiện:
1. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện tín dụng chính sách, nhất là vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, Thị trấn.
2. Hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách ủy thác qua NHCSXH huyện cho vay với tinh thần năm sau cao hơn năm trước để đến năm 2030 nguồn ủy thác đạt từ 60 tỷ đồng trở lên. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức, người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH bằng nhiều hình thức.
3. Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn. Tập trung ưu tiên vốn đáp ứng nhu cầu vay của các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ ĐBDTTS cũng như quan tâm đầu tư vốn tín dụng chính sách cho các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, thu hút nhiều lao động, sản phẩm dịch vụ... trên địa bàn.
4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cho vay, chất lượng các Tổ TK&VV, chất lượng hoạt động của các Điểm giao dịch tại xã, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ theo đúng quy trình, quy định.
5. Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của NHCSXH và Ban đại diện HĐQT đảm bảo chất lượng; đồng thời, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức Hội, đoàn thể các cấp, giám sát của toàn dân đối với hoạt động này. Phối hợp với MTTQ, các tổ chức Hội đoàn thể tổ chức ngày “gửi tiết kiệm, chung tay giảm nghèo bền vững” nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương để thực hiện tín dụng chính sách.
6. Tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa tin học, áp dụng công nghệ tin học trong triển khai các mặt hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ Ngân hàng để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, phục vụ tốt hơn nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
7. Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo tập huấn, bồi dưỡng cán bộ của NHCSXH và cán bộ tham gia quản lý, triển khai tín dụng chính sách tại cơ sở.
8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách tín dụng của Đảng và Nhà Nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt là tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của hộ vay ngay từ khâu bình xét cho vay.
9. Quan tâm gắn việc tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách với công tác thi đua khen thưởng định kỳ và đột xuất, tạo động lực để các tập thể, cá nhân trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cũng như nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trên địa bàn./.
Đình Tiến